Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thế nào?
- Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định mới ra sao?
- Văn bản đề nghị xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn có nội dung gì?
- Bãi bỏ, thay thế Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trước ngày 01/7/2016 thế nào?
Ngày 25/5/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP.
Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định mới ra sao?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi Điều 10 Nghị định 34/2016/NĐ-CP nêu rõ trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan; lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
- Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Hiện hành, trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 10 Nghị định 34/2016/NĐ-CP có cụm từ bị thay thế bởi Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định 154/2020/NĐ-CP như sau:
Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm: 1. Tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong đề nghị và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật và tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; 2. Xác định rõ từng chính sách trong đề nghị cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng cần lấy ý kiến và địa chỉ tiếp nhận ý kiến; 3. Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức có liên quan để lấy ý kiến. Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để lấy ý kiến; 4. Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến; 5. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; 6. Nghiên cứu ý kiến góp ý để hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bản Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý phải được đăng tải cùng với các tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan lập đề nghị. |
Như vậy, quy định mới đã làm rõ trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương và cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thế nào?
Văn bản đề nghị xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn có nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 37 Nghị định 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 13 Nghị định 59/2024/NĐ-CP quy định văn bản đề nghị xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:
- Sự cần thiết ban hành văn bản;
- Tên văn bản;
- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;
- Nội dung chính của văn bản;
- Căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, trong đó nêu cụ thể trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Điều 146 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015; lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, phải nêu rõ vấn đề phát sinh trong thực tiễn và hậu quả có thể xảy ra nếu không kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề đó;
- Dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo và thời gian trình hoặc ban hành văn bản.
Bãi bỏ, thay thế Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trước ngày 01/7/2016 thế nào?
Căn cứ tại Điều khoản 3 Điều 188 Nghị định 34/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP quy định việc bãi bỏ hoặc thay thế thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 được thực hiện như sau:
- Trường hợp cần bãi bỏ toàn bộ thông tư liên tịch thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã chủ trì xây dựng thông tư liên tịch ban hành thông tư bãi bỏ thông tư liên tịch đó sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ đã liên tịch ban hành thông tư;
- Trường hợp cần thay thế một phần thông tư liên tịch thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư quy định nội dung thuộc thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực của mình và bãi bỏ các nội dung đã được thay thế trong thông tư liên tịch sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ đã liên tịch ban hành thông tư.
Nghị định 59/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện để xác định chỉ số giá xây dựng là những chi phí như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội là gì? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội được xác lập từ những nguồn nào?
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?