Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày mấy? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú là gì?
Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày mấy?
Ngày 27/02/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế. Theo đó, ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định 39-HĐBT năm 1985 lấy ngày 27 tháng 2 hàng năm làm ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Ngày này được xem là ngày tôn vinh tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế tại Việt Nam và Bộ Y tế đã lấy ngày 27 tháng 2 là ngày truyền thống của ngành.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày mấy? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú là gì? (Hình từ Internet)
Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú sẽ được công bố vào ngày Thầy thuốc Việt Nam hằng năm có đúng không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 41/2015/NĐ-CP có quy định:
Thời gian xét tặng
Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” được xét 3 năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, theo kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Theo đó, Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú không được công bố vào ngày Thầy thuốc Việt Nam hằng năm. Mà chỉ được xét 3 năm một lần và và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 của năm theo kế hoạch.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú là gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 41/2015/NĐ-CP thì tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú được quy định như sau:
Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú được xét tặng cho các thầy thuốc đạt các tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, được nhân dân, người bệnh và đồng nghiệp tín nhiệm.
- Có tài năng trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật về y tế
+ Thầy thuốc không thuộc đối tượng tại Điểm b Khoản này phải đạt tiêu chuẩn sau: Chủ nhiệm ít nhất 02 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc tham gia 02 đề án, đề tài, dự án khoa học và công nghệ, nhiệm vụ môi trường cấp Bộ, tỉnh hoặc là thư ký 01 đề án, đề tài, dự án khoa học và công nghệ, nhiệm vụ môi trường cấp Bộ, tỉnh hoặc tham gia 01 đề án, đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu;
+ Thầy thuốc công tác tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, phải đạt tiêu chuẩn sau: Chủ nhiệm 01 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc chủ nhiệm 02 sáng kiến cải tiến kỹ thuật cơ sở đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả tại cơ sở.
- Có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật về y tế, đạt tiêu chuẩn sau: Đã được tặng ít nhất 01 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc đã được tặng ít nhất 03 Bằng khen cấp Bộ, tỉnh hoặc đã được 02 lần tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, tỉnh và 01 Bằng khen cấp Bộ, tỉnh hoặc đã được 06 lần được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và ít nhất 02 Bằng khen cấp Bộ, tỉnh.
- Có thời gian, trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật trong ngành từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật.
Còn đối với danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” thì căn cứ Điều 9 Nghị định 41/2015/NĐ-CP thì tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” là:
Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân được xét tặng cho thầy thuốc đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú và đạt các tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, được nhân dân, người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng.
- Có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, cụ thể như sau:
+ Chủ nhiệm ít nhất 01 đề án, đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp Bộ, tỉnh trở lên đã được nghiệm thu; hoặc chủ nhiệm ít nhất 01 sáng kiến ứng dụng trong lĩnh vực y tế được Hội đồng Sáng kiến cấp Bộ, tỉnh cấp Giấy chứng nhận sáng kiến; hoặc là tác giả hoặc đồng tác giả ít nhất 01 sáng chế ứng dụng trong lĩnh vực y tế được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế.
+ Đã được tặng Huân chương Lao động hoặc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hoặc Huân chương Chiến công từ hạng Ba trở lên hoặc đã được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất 02 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, tỉnh.
- Có thời gian trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật trong ngành từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?