Ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh các cấp có được nghỉ học không?
Ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là ngày nào?
Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là ngày 15 tháng 5 năm 1941. Tính tới năm 2024, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã kỷ niệm 83 năm thành lập.
Ngày thành lập đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15/5/1941.
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ra đời để đáp ứng nhu cầu tất yếu của lịch sử đất nước, những phong trào thiếu niên Việt Nam là một phần hữu ích, quan trọng góp phần vào thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.
Ngày thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc nhằm tập hợp các thiếu nhi vào một tổ chức để Đoàn thanh niên dẫn dắt, giáo dục cách mạng để các em thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, để tương lai trở thành lực lượng cách mạng vững chắc cho Việt Nam.
Ngày 15/5/1941 là ngày chính thức mang ý nghĩa xác nhận Đội Nhi đồng cứu quốc là một lực lượng dự bị cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là lực lượng tương lai sẽ bảo vệ tổ quốc, lực lượng được nhà nước bảo vệ và giáo dục để phát triển đất nước.
Ngày này cũng đánh dấu sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với thế hệ mầm non, nhận thức được mầm non là tương lai của đất nước nên cần có sự dẫn dắt đúng đắn và giáo dục tốt nhất dành cho nhi đồng.
Ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh các cấp có được nghỉ học không? (Hình từ Internet)
Ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh các cấp có được nghỉ học không?
Hiện nay, không có quy định nào về việc học sinh có được nghỉ vào ngày 15/5 hay không, tuy nhiên học sinh sẽ nghỉ căn cứ theo lịch nghỉ của giáo viên.
Căn cứ vào Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo như quy định trên thì viên chức sẽ có quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động,
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo như các quy định nêu trên thì giáo viên sẽ được nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày nghỉ đó trong các trường hợp sau:
- Nghỉ Tết Dương lịch
- Nghỉ Tết Âm lịch
- Nghỉ ngày Chiến thắng
- Nghỉ ngày Quốc tế lao động
- Nghỉ ngày Quốc khánh
- Nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Theo đó thì ngày 15/5 không thuộc các ngày nghỉ lễ theo quy định hiện nay. Do đó, giáo viên và học sinh sẽ không được nghỉ ngày 15/5.
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 27/2017/TT/BGDĐT, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.
- Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
- Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?