Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản quan trọng nào liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn?

Tôi muốn hỏi Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản quan trọng nào liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn? - câu hỏi của chị N.L.T (Biên Hòa)

Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản quan trọng nào liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn?

Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới

Theo đó, tại Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 đã nêu ra quan điểm chỉ đạo về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới như sau:

- Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, phù hợp với thể chế chính trị đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh là góp phần quan trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn phải phù hợp với số lượng, cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân, người lao động và yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát huy vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

- Đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo nguồn lực đủ mạnh để Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ; bảo đảm tính kế thừa, ổn định, có lộ trình phù hợp, vững chắc, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm thế giới.

Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản quan trọng nào liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn?

Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản quan trọng nào liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn? (Hình từ Internet)

Giải pháp đề đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới là gì?

Tại Mục 3 Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 có nêu rõ giải pháp đề đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới như sau:

- Công đoàn các cấp căn cứ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động để xác định nội dung và mục tiêu hoạt động; xây dựng niềm tin, tạo sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức công đoàn để Công đoàn Việt Nam thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động.

- Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, trình độ, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết pháp luật, kỷ luật lao động... cho đoàn viên, người lao động. Có biện pháp phù hợp phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng, lôi kéo, kích động công nhân, người lao động đình công trái pháp luật, biểu tình, gây rối, làm mất an ninh, trật tự.

- Thường xuyên, chủ động phối hợp với người sử dụng lao động chăm lo lợi ích, bảo đảm quyền của người lao động; kịp thời giám sát, giải quyết và kiến nghị giải quyết những vấn đề bức xúc của công nhân, người lao động; tích cực xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

- Tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng đổi mới, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích, quan tâm đến cán bộ công đoàn cơ sở, tập thể và người lao động trực tiếp; chú trọng phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình hoạt động sáng tạo, hiệu quả.

- Chủ động, tích cực mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhằm học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ nguồn lực, thúc đẩy đổi mới, nâng cao vị thế của Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế.

- Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướng khoa học, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động; phát huy dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hướng về cơ sở, coi trọng công tác phối hợp, nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin. Tích cực đổi mới phương pháp, tác phong công tác của cán bộ công đoàn, nhất là cấp cơ sở; kiên quyết chống quan liêu, hình thức và bệnh thành tích…

- Tăng cường tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ. Quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về công nhân, công đoàn trong tình hình mới. Làm tốt công tác dự báo, kịp thời xử lý các tình huống, vấn đề mới phát sinh.

Giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn như thế nào?

Tại Mục 5 Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 có nêu rõ giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn, tạo điều kiện để công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; khắc phục tình trạng buông lỏng vai trò lãnh đạo hoặc bao biện, làm thay, giao nhiệm vụ không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Các cấp uỷ, tổ chức đảng thường xuyên lãnh đạo, định hướng để tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ra đời và hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, tuân thủ pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để xâm phạm quyền, lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, gây mất an ninh, trật tự.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến để các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thời cơ, thách thức và những vấn đề mới đặt ra đối với Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và phê chuẩn các công ước quốc tế liên quan đến lao động, công đoàn.

- Quan tâm lãnh đạo công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; thành lập tổ chức công đoàn để tạo tiền đề thành lập tổ chức đảng, đoàn thể khác. Ở những nơi chưa có tổ chức đảng, Đảng lãnh đạo tổ chức công đoàn thông qua công đoàn cấp trên trực tiếp; cán bộ công đoàn các cấp, trước hết là cán bộ công đoàn cơ sở có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đoàn viên, người lao động. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đảng viên; quan tâm bồi dưỡng, giới thiệu công nhân, người lao động đủ tiêu chuẩn vào Đảng.

- Các cấp uỷ phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với công đoàn cấp trên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ và hoạt động công đoàn cấp mình. Định kỳ hằng năm và khi cần thiết, ban thường vụ hoặc ban chấp hành cấp uỷ (nơi không có ban thường vụ) làm việc với ban chấp hành công đoàn cùng cấp để nắm tình hình hoạt động, chỉ đạo, định hướng nhiệm vụ thời gian tiếp theo; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, chỉ đạo giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của đoàn viên, người lao động.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công nhân, công đoàn. Phát huy trách nhiệm nêu gương của đảng viên là cán bộ công đoàn, nhất là người đứng đầu. Đảng viên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đủ điều kiện phải tham gia tổ chức công đoàn và gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn.

Về tổ chức thực hiện như sau:

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết; cụ thể hoá, bổ sung các nội dung, chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch hằng năm của ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương; tăng cường kiểm tra, đánh giá, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.

- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012 và các đạo luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức tốt việc thi hành pháp luật; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện; tăng cường phối hợp hoạt động với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về tuyển dụng, giao biên chế, chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách, một số mô hình thí điểm về tổ chức và hoạt động công đoàn phù hợp với tình hình mới.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền sâu rộng về nội dung Nghị quyết và kết quả thực hiện. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, đưa nội dung về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vào chương trình đào tạo lý luận chính trị và bồi dưỡng cán bộ trong các học viện, trường chính trị.

- Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết.

Hoạt động công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động công đoàn? Đoàn viên công đoàn có quyền và trách nhiệm gì theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Kế hoạch hoạt động công đoàn tháng 11 năm học 2024 2025? Kế hoạch hoạt động công đoàn tháng 11 2024 trường học?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch hoạt động công đoàn năm học 2024 2025 các cấp? Kế hoạch hoạt động năm 2024 trường Tiểu học, THCS, THPT?
Pháp luật
Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản quan trọng nào liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn?
Pháp luật
Giải pháp đề đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới là gì?
Pháp luật
Công đoàn đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động công đoàn
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
4,299 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào