Ngày 10/10 có sự kiện gì? Khi tổ chức kỷ niệm ngày 10/10 phải tuân thủ các nội dung, yêu cầu nào?
Ngày 10/10 có sự kiện gì?
Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 46/SL về tổ chức Đoàn Luật sư, đánh dấu cho sự hình thành và phát triển của nghề luật sư đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật tại Việt Nam.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 thì:
Lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam”.
Như vậy, đến năm 2013, Đảng và Nhà nước ký quyết định lấy ngày 10/10 hằng năm làm ngày truyền thống Luật sư Việt Nam.
Ngoài ra, từ năm 2022, ngày 10/10 hằng năm cũng là Ngày Chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022.
Ngày 10/10 là ngày gì? Khi tổ chức kỷ niệm ngày 10/10 phải tuân thủ các nội dung, yêu cầu nào theo quy định hiện hành? (Hình từ Internet)
Khi tổ chức kỷ niệm ngày 10/10 phải tuân thủ các nội dung, yêu cầu nào theo quy định hiện hành?
(1) Đối với kỉ niệm ngày truyền thống của luật sư Việt Nam:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 quy định như sau:
Điều 2.
1. Việc tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu:
a) Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức
b) Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
c) Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động luật sư, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam căn cứ vào quy định hiện hành có trách nhiệm hướng dẫn Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu quy định tại khoản 1, Điều này.
Như vậy, những nội dung, yêu cầu cần phải đảm bảo trong việc tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam, cụ thể như sau:
- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.
- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
- Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động luật sư, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đồng thời, quy định trên cũng có nêu Liên đoàn luật sư Việt Nam căn cứ vào quy định hiện hành có trách nhiệm hướng dẫn Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu nêu trên.
(2) Đối với tổ chức ngày chuyển đổi số Quốc gia
Tại Công văn 4754/BTTTT-CĐSQG năm 2023, về phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nội dung sau:
- Phổ cập, truyền thông bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 thông qua việc hiển thị bộ nhận diện trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, địa phương, trên các bảng điện tử, màn hình công cộng thuộc sự quản lý, các trang web, ứng dụng di động của các bộ, ngành, địa phương và trên các báo điện tử của ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý từ ngày 01/10/2023 đến ngày 10/10/2023.
- Đưa bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia vào các ấn phẩm trực tuyến và trực tiếp của các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.
- Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, địa phương hưởng ứng trên không gian mạng bằng cách thay ảnh đại diện có kèm khung hình nhận diện (avatar frame) Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10.2023 từ ngày 01/10/2023 đến hết ngày 10/10/2023.
Mục đích của việc tổ chức ngày 10/10 Chuyển đổi số hằng nằm là gì?
Căn cứ tại Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022, có nêu rõ mục đích của việc tổ chức ngày chuyển đổi số hằng nằm nhằm:
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số.
- Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Điều kiện và thẩm quyền công nhận ngày truyền thống được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có nội dung sau:
Điều kiện, thẩm quyền công nhận ngày truyền thống
1. Điều kiện công nhận ngày truyền thống
a) Có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ;
b) Ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ phải cách thời điểm đề nghị công nhận ít nhất là 10 năm;
c) Có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh.
Theo đó, để công nhận ngày truyền thống phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ;
- Ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ phải cách thời điểm đề nghị công nhận ít nhất là 10 năm;
- Có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?