Ngày 10 9 có 05 sự kiện gì? Ngày 10 9 là ngày kỷ niệm của các ngành nào? Ngày 10 tháng 9 năm 2024 là thứ mấy?
Ngày 10 9 có 05 sự kiện gì? Ngày 10 9 là ngày kỷ niệm của các ngành nào? Ngày 10 tháng 9 năm 2024 là thứ mấy?
Xem thêm: Lịch vạn niên tháng 9 năm 2024 đầy đủ, chi tiết
Ngày 10/9/1955 Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chọn ngày 10 9 hằng năm để kỷ niệm ngày Thành Lập Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
Theo Điều 1 Quyết định 1370/QĐ-TTg năm 2010 nêu rõ:
Lấy ngày 10 tháng 9 hàng năm là “Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam”.
Theo Điều 1 Quyết định 2236/QĐ-TTg năm 2010 quy định về "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Lấy ngày 10 tháng 9 hàng năm là "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam".
Ngày 10/9/1974, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và xét đề nghị của Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký Nghị định số 211 “Về thành lập Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng”.
Từ đó, ngày 10 9 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của Tổng cục Kỹ thuật.
Như vậy, ngày 10 tháng 9 là:
+ Ngày Thành Lập Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
+ Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam
+ Ngày Truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam
+ Ngày truyền thống của Tổng cục Kỹ thuật
Đồng thời, ngày 10 tháng 9 cũng là Ngày Thế giới PhòngTự sát.
Dưới đây là lịch tháng 9 năm 2024 (dương lịch):
Cụ thể, tháng 9 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/9/2024 (Chủ nhật) nhằm ngày 29/7/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 30/9/2024 (Thứ hai) nhằm ngày 28/8/2024 âm lịch.
Như vậy, ngày 10 tháng 9 năm 2024 là thứ mấy ba (Dương lịch) rơi vào ngày 8 tháng 8 năm 2024 (Âm lịch).
Ngày 10 9 có 05 sự kiện gì? Ngày 10 9 là ngày kỷ niệm của các ngành nào? Ngày 10 tháng 9 năm 2024 là thứ mấy? (Hình từ Internet)
Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày 10 tháng 9 của người lao động được tính thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên thì ngày 10 tháng 9 không phải là ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Như vậy, người lao động làm thêm giờ ban ngày vào ngày 10 tháng 9 được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Nếu ngày 10 tháng 9 rơi vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Nếu ngày 10 tháng 9 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
* Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?