Năm 2024, lương người lao động trên 11 triệu có phải đóng thuế TNCN không? Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là khi nào?
Năm 2024 người lao động thu nhập bao nhiêu tiền mỗi tháng sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định mức giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh cụ thể như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Cho đến khi có văn bản mới thì mức lương phải nộp thuế thu nhập cá nhân vẫn sẽ áp dụng mức giảm trừ gia cảnh tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14.
Như vậy, năm 2024 người lao động có mức thu nhập khi đã trừ một số khoản giảm trừ như: giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế, việc đóng bảo hiểm xã hội cho bản thân, quỹ hưu trí tự nguyện, ... theo quy định mà mức thu nhập vẫn trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Năm 2024 người lao động thu nhập bao nhiêu tiền mỗi tháng sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là khi nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế tại thời điểm mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả thu nhập cho người lao động.
Theo đó, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập.
Khoản tiền thưởng nào sẽ không phải tính vào thuế thu nhập cá nhân năm 2024?
Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản tiền thưởng không tính thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024, bao gồm:
(1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
- Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
- Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
- Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
- Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
(2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
(3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
(4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?