Năm 2024 có bao nhiêu ngày? Năm 2024 có bao nhiêu ngày nghỉ lễ với người lao động, công chức, viên chức?
Năm 2024 có bao nhiêu ngày? Năm 2024 có phải năm nhuận?
*Theo lịch dương lịch
Vì 2024 chia hết cho 4 nên năm 2024 sẽ là năm nhuận theo dương lịch. Vì vậy, tháng 2 năm 2024 có 29 ngày thay vì 28 ngày như các năm thông thường.
Do năm 2024 là năm nhuận theo lịch dương nên năm 2024 sẽ có 366 ngày.
*Theo lịch âm lịch
Muốn tính năm nhuận, ta chỉ cần lấy năm Dương lịch chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó nhuận theo Âm lịch.
Với công thức trên, 2024:19 sẽ có số dư là 10. Do đó, theo lịch âm, năm 2024 không phải là năm nhuận và có 354 ngày.
Năm 2024 có bao nhiêu ngày nghỉ lễ với người lao động, công chức, viên chức?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, trong năm 2024 có 11 ngày nghỉ lễ, tết với cán bộ công chức, viên chức, người lao động.
Năm 2024 có bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2024 của cán bộ, công chức và NLĐ
*Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 thì cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ tết Nguyên đán năm 2024 từ thứ Năm ngày 8/2/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/2/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Đợt nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
*Đối với người lao động
Người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Nguyên đán 2024 như sau:
Dịp nghỉ tết Âm lịch, người sử dụng lao động lựa chọn 1 ngày cuối năm Quý Mão và 4 ngày đầu năm Giáp Thìn hoặc 2 ngày cuối năm Quý Mão và 3 ngày đầu năm Giáp Thìn hoặc 3 ngày cuối năm Quý Mão và 2 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 người lao động đi làm vào dịp tết sẽ được hưởng lương như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết
Như vậy, nếu tính cả lương ngày nghỉ, người lao động làm việc dịp Tết Nguyên đán 2024 sẽ được trả lương như sau:
- Đi làm vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.
Theo điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, việc đi làm vào ngày Tết được xác định là làm thêm giờ nên khi doanh nghiệp sử dụng người lao động làm thêm giờ, bắt buộc phải có sự đồng ý của người đó.
Trường hợp cố tính bắt ép người lao động đi làm dịp lễ, doanh nghiệp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Khi đó, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
…
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động vi phạm là cá nhân sẽ bị phạt từ 20 - 25 triệu đồng. Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi từ 40 - 50 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?