Năm 2023: Việc phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra sao?
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gì khi phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023?
- Trách nhiệm phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương ra sao?
- Quy định về phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 được áp dụng khi nào?
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gì khi phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Thông tư 78/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 26/12/2022 về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Theo đó, trách nhiệm phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 78/2022/TT-BTC quy định như sau:
- Bố trí đủ kinh phí để đảm bảo thực hiện các chính sách, chế độ Trung ương ban hành đến thời điểm giao dự toán ngân sách năm 2023 và các chính sách mới phát sinh (nếu có), nhất là kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội;
- Sử dụng kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn địa phương phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
- Sử dụng kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện quản lý, bảo trì đường bộ thuộc trách nhiệm của địa phương theo phân cấp;
- Thực hiện hoạt động của các cơ quan nhà nước của địa phương được giao nhiệm vụ thu lệ phí;
- Ưu tiên bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường;
- Bố trí kinh phí thực hiện “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng, giai đoạn 2021-2025”.
Theo đó, khi phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 06 trách nhiệm nêu trên.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 78/2022/TT-BTC, bên cạnh các nội dung nêu trên, khi phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2023, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chú ý một số nội dung sau:
- Bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương cho các dự án ODA do địa phương quản lý theo quy định;
- Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thuộc trách nhiệm bố trí vốn của ngân sách địa phương; ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Bố trí ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phong, lao, tâm thần và các lĩnh vực khác.
Năm 2023: Việc phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương ra sao?
Dựa vào điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 78/2022/TT-BTC, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương khi phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên có trách nhiệm sau:
- Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo khớp đúng dự toán;
- Bảo đảm về thời gian theo quy định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Đảm bảo bố trí đủ kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ đã ban hành, những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật, những nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định
Cụ thể như sau:
- Đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới không thấp hơn mức dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.
- Đối với sự nghiệp khoa học và công nghệ:
+ Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới không thấp hơn mức dự toán Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Mức phân bổ, giao dự toán phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản hướng dẫn.
- Ưu tiên bố trí kinh phí bảo đảm cho;
+ Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật theo quy định;
+ Thực hiện các hoạt động của Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, kinh phí triển khai, tuyên truyền về Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, tuyên truyền quảng bá ASEAN;
- Bố trí ngân sách đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Như vậy, khi phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sẽ thực hiện công việc theo nội dung nêu trên.
Quy định về phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 được áp dụng khi nào?
Về hiệu lực thi hành, Điều 13 Thông tư 78/2022/TT-BTC có quy định:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 02 năm 2023 và áp dụng đối với năm ngân sách 2023.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bởi văn bản mới thì áp dụng theo văn bản mới đó.
3. Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ quy định tại Thông tư này để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền địa phương cấp dưới tổ chức thực hiện. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.
Như vậy, từ ngày 09/02/2023 các quy định về phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước sẽ chính thức được đưa vào áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?