Năm 2023 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học vào ngành nào tại Việt Nam để không phải đóng học phí?
Mã trường, mã xét tuyển, xét tuyển là gì? Học phí được quy định như thế nào?
Điều 2 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT đã khái niệm về
- Mã trường là một mã số quy ước thống nhất toàn quốc dùng để định danh một cơ sở đào tạo.
- Mã xét tuyển là một mã số quy ước thống nhất trong cơ sở đào tạo dùng để định danh một nhóm ngành, một ngành hoặc một chương trình đào tạo, cùng với phương thức tuyển sinh được áp dụng.
- Xét tuyển là quy trình xử lý riêng tại các cơ sở đào tạo (hoặc xử lý chung theo nhóm cơ sở đào tạo) để xác định điều kiện trúng tuyển và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào một chương trình đào tạo, ngành đào tạo, căn cứ các tiêu chí xét tuyển do cơ sở đào tạo xác định.
Theo đó, xét tuyển là hình thức tuyển sinh dựa trên các tiêu chí đáng tin cậy như kết quả học tập THPT, kết quả thi THPT quốc gia, đạt thành tính học sinh giỏi quốc gia, Olympic quốc tế…. Dùng những cơ sở để xét tuyển có thể đánh giá cả quá trình học của thí sinh một cách tổng quan hơn.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2021/NĐ-CP đã khái niệm học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo.
Năm 2023, thí sinh đăng ký xét tuyển đại học vào ngành nào tại Việt Nam để không phải đóng học phí? (Hình từ internet)
Năm 2023, thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học ngành nào tại Việt Nam để không phải đóng học phí?
Căn cứ Điều 14, 15, 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP như sau: Các ngành miễn, giảm học phí cho sinh viên được Chính phủ quy định cụ thể:
* Các ngành được miễn học phí
- Người học các ngành đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học, ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định thì không phải đóng học phí.
- Sinh viên các chuyên ngành sau được miễn học phí bao gồm:
+ Sinh viên chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Sinh viên các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
+ Một số đối tượng thuộc các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
+ Người học ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng quy định.
+ Người học trình độ trung cấp, cao đẳng ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Được giảm 70% học phí:
+ Các ngành về nghệ thuật truyền thống và đặc thù về văn hóa - nghệ thuật như: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, nghệ thuật biểu diễn dân ca, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật bài chòi, nghệ thuật ca trù, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
+ Các ngành nhã nhach cung đình, chèo, tuồng, cải lương, nhã nhạc cung đình, xiếc, múa;
+ Một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định.
- Được giảm 50% học phí: với sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc một trong các bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
Các đối tượng nào được giảm 50% học phí?
- Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP cũng quy định các đối tượng được giảm 50% học phí bao gồm:
+ Trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc một trong các bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
+ Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo.
- Được hỗ trợ chi phí học tập: Điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định, các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập bao gồm:
+ Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên mồ côi cả cha lẫn mẹ.
+ Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên bị khuyết tật.
+ Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo.
+ Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo.
Như vậy, trường hợp người học thuộc đối tượng theo quy định nêu trên thì sẽ được giảm 50% học phí cho hoặc được hỗ trợ chi phí học tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?