Năm 2023 người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng các loại thuốc hóa dược và sinh phẩm nào?
Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế?
Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế được ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BYT
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BYT, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định như sau:
Xem toàn bộ danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế Tại đây
Năm 2023 người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng các loại thuốc hóa dược và sinh phẩm nào? (Hình từ internet)
Đọc danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 20/2022/TT-BYT quy định về Cấu trúc danh mục thuốc và phân hạng sử dụng như sau:
- Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BYT được sắp xếp vào các nhóm theo tác dụng điều trị được phân thành 08 (tám) cột, cụ thể như sau:
+ Cột 1: Ghi số thứ tự của thuốc có trong Danh mục
+ Cột 2: Ghi tên thuốc. Tên thuốc được ghi theo tên hoạt chất theo tên chung quốc tế (International Non-proprietary Name, viết tắt là INN). Trường hợp không có tên chung quốc tế thì ghi theo tên hoạt chất được cấp phép lưu hành hoặc tên trong hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế. Các thuốc được sắp xếp theo các nhóm lớn, theo mã giải phẫu, điều trị, hóa học (Anatomy, Treatment, Chemistry, viết tắt là ATC)
+ Cột 3: Ghi đường dùng, dụng dùng (cách sử dụng) của thuốc; không ghi hàm lượng; không ghi cụ thể dạng bào chế, trừ một số dạng bảo chế có sự khác biệt. rõ ràng về hiệu lực, tác dụng điều trị. Đường dùng, dạng dùng (cách sử dụng) thuốc trong Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hiểu và thống nhất như sau:
++ Uống bao gồm các thuốc uống, nhai, ngậm;
++ Tiêm bao gồm các thuốc tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền, truyền tĩnh mạch, tiêm vào ổ khớp, tiêm nội nhãn cầu, tiêm trong dịch kinh của mắt, tiêm hoặc truyền vào các khoang của cơ thể;
++ Dùng ngoài bao gồm các thuốc bôi ngoài da, xoa ngoài da, dán ngoài da, xịt ngoài da, thuốc rửa, bôi vào niêm mạc;
++ Đặt bao gồm các thuốc đặt âm đạo, đặt hậu môn, thụt hậu môn, trực trảng, đặt dưới lưỡi;
++ Hô hấp bao gồm các thuốc phun mủ, dạng hít (dung dịch, hỗn dịch, bột dùng để hát), khí dung
++ Nhỏ mắt bao gồm các thuốc nhỏ mắt, tra mắt; nhỏ tai bao gồm các thuốc nhỏ tai; nhỏ mũi bao gồm thuốc nhỏ mũi, xịt mũi;
+ Đường dùng, dạng dùng khác được ghi cụ thể trong Danh mục đối với một số thuốc có đường dùng, dạng dùng đặc biệt;
+ Cột 4, 5, 6, 7: Ghi hạng bệnh viện được sử dụng và thanh toán bảo hiểm y tế. Thuốc, hoạt chất trong Danh mục thuốc quy định tại Phụ lục I được sử dụng và thanh toán bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hạng bệnh viện, cụ thể như sau:
++ Bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I sử dụng các thuốc quy định tại cột 4;
++ Bệnh viện hạng II sử dụng các thuốc quy định tại cột 5
Nguyên tắc chung về thanh toán chi phí thuốc đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế như thế
++ Bệnh viện hạng III và hạng IV, bao gồm cả phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc thuộc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh tư nhân đã được cm quan nhà nước có thẩm quyền phần tuyến chuyên môn kỹ thuật tương đương tuyến III sử dụng các thuốc quy định tại cột 6;
++ Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh tư nhân chưa được phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan và tương đương (sau đây gọi chung là trạm y tế xã) sử dụng các thuốc quy định tại cột 7;
+ Cột 8: Ghi điều kiện, tỷ lệ thanh toán và ghi chủ cụ thể của một số thuốc.
Quỹ bảo hiểm y tế sẽ không thanh toán với các trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Thông tư 20/2022/TT-BYT quy định về các trường hợp quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí thuốc đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế như sau:
- Thuốc, lô thuốc đã có quyết định đình chỉ lưu hành hoặc thu hồi. Việc không thanh toán đối với thuốc, lô thuốc đã có quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi theo phạm vi áp dụng tại văn bản thông báo hoặc quyết định việc đình chỉ lưu hành hoặc thu hồi thuốc, lô thuốc đó của Bộ Y tế;
- Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá của dịch vụ kỹ thuật, khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh theo quy định hiện hành;
- Phần chi phí của các thuốc được ngân sách nhà nước hoặc các nguồn kinh phí khác chi trả;
- Thuốc được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Thông tư 20/2022/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/03/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?