Năm 2022, 05 môn học bắt buộc đối với học sinh trung học cơ sở hệ giáo dục thường xuyên gồm những môn nào?
Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở được thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9. Học viên vào học lớp 6 phải hoàn thành Chương trình Giáo dục Tiểu học hoặc hoàn thành Chương trình Xóa mù chữ.
Năm 2022, 05 môn học bắt buộc đối với học sinh trung học cơ sở hệ giáo dục thường xuyên gồm những môn nào?
Nội dung môn học trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở
Theo hướng dẫn tại mục III Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 36/2021/TT-BGDĐT về nội dung môn học trong Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở như sau:
"III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở được thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9. Học viên vào học lớp 6 phải hoàn thành Chương trình Giáo dục Tiểu học hoặc hoàn thành Chương trình Xóa mù chữ.
1. Nội dung giáo dục
- Các môn học bắt buộc gồm 5 môn: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí và Khoa học tự nhiên;
- Các môn học tự chọn gồm: Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Tiếng dân tộc thiểu số.
- Nội dung Chương trình môn tiếng Anh được quy định tại Thông tư này. Các chương trình ngoại ngữ khác thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung dạy học Tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn học tiếng Bahnar, tiếng Chăm, tiếng Êđê, tiếng Jrai, Tiếng Khmer, tiếng Mông, tiếng Mnông, tiếng Thái ban hành kèm theo Thông tư 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với các môn học tự chọn: Giao quyền cho Giám đốc trung tâm GDTX, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) quyết định việc lựa chọn các môn học Ngoại ngữ, Công nghệ, Tin học và Tiếng dân tộc thiểu số trên cơ sở bảo đảm yêu cầu về giáo dục, nguyện vọng của người học và các điều kiện dạy học thực tế của trung tâm.
- Các hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Hoạt động tập thể và nội dung giáo dục địa phương.
Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học viên những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học viên tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.
Nội dung giáo dục địa phương thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với Chương trình Giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo."
Như vậy, các môn học bắt buộc gồm 5 môn: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí và Khoa học tự nhiên.
Thời lượng Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở
Theo hướng dẫn tại mục III Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 36/2021/TT-BGDĐT về thời lượng Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở như sau:
"III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở được thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9. Học viên vào học lớp 6 phải hoàn thành Chương trình Giáo dục Tiểu học hoặc hoàn thành Chương trình Xóa mù chữ.
...
2. Thời lượng giáo dục
Thời lượng mỗi năm học ít nhất là 35 tuần. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Mỗi tuần có ít nhất 1 tiết hoạt động tập thể để sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trung tâm hoặc tổ chức các hoạt động tập thể do các trung tâm xây dựng.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở
Định hướng về nội dung giáo dục của Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở
Theo hướng dẫn tại mục IV Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 36/2021/TT-BGDĐT về định hướng nội dung giáo dục của Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở như sau:
"IV. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
- Chương trình GDTX cấp THCS thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HV thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học và giáo dục công dân. Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở tất cả các môn học.
- Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từng lớp học và theo từng môn học, Chương trình GDTX cấp THCS của mỗi môn học bảo đảm trang bị cho HV tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu và đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi HV và phát triển nguồn nhân lực của địa phương."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?