Mục tiêu đến 2025 mức lương giáo viên các cấp, giáo viên mầm non không thấp hơn 4.170.000 đúng không?
Mục tiêu đến 2025 mức lương giáo viên các cấp, giáo viên mầm non không thấp hơn 4.170.000 đúng không?
Căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 đối với khu vực công:
+ Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
+ Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
+ Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
+ Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Theo đó, sau cải cách tiền lương, mức lương giáo viên các cấp, giáo viên mầm non từ 1/7/2024 thấp nhất sẽ cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Tại Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Tải quy định mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Vậy, nếu Dự thảo được thông qua dự kiến bảng lương mới từ 1/7/2024 của doanh nghiệp sau cải cách tiền lương xác định mức lương thấp nhất khi trả lương theo tháng như sau:
Vùng I | 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng) |
Vùng II | 4.410.000 (tăng 250.000 đồng) |
Vùng III | 3.860.000 (tăng 220.000 đồng) |
Vùng IV | 3.450.000 (tăng 200.000 đồng) |
Theo nội dung nêu trên thì dự kiến có thể mức lương giáo viên các cấp, giáo viên mầm non sau 1/7/2024 - mục tiêu đến 2025 thấp nhất dự kiến là 4.170.000 đồng.
Mục tiêu đến 2025 mức lương giáo viên các cấp, giáo viên mầm non không thấp hơn 4.170.000 đúng không? (Hình từ Internet)
Bảng lương mới của giáo viên từ 01/7/2024 dựa trên những yếu tố nào để thiết kế?
Khi thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương mới của giáo viên sẽ được thiết kế dựa trên việc xác định của 05 yếu tố theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Bảng lương mới và công thức tính mức lương mới của giáo viên ra sao?
Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
(1) Bảng lương mới của giáo viên:
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo
Trong đó, mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
- Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
(2) Công thức tính mức lương mới của giáo viên:
- Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương
- Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương, trong đó:
Từ ngày 01/07/2024, giáo viên được hưởng 8 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới bao gồm:
+ Phụ cấp kiêm nhiệm;
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung;
+ Phụ cấp khu vực;
+ Phụ cấp trách nhiệm công việc;
+ Phụ cấp lưu động;
+ Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
+ Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tiền thưởng: Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương giáo viên có thể sẽ được xây dựng theo công thức như sau:
Lương giáo viên = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?