Mục tiêu Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030?

Cho tôi hỏi, hiện nay đã có chiến lược an ninh mạng. Vậy liệu đến năm 2030 có bao nhiêu phần trăm dân số sẽ có cơ hội tiếp cận các công cụ bảo đảm an ninh mạng? - Câu hỏi của chị Thùy Dương đến từ Quảng Trị.

Mục tiêu Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục tiêu đạt được trong chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thứ từ không gian mạng đến năm 2025 như sau:

- Duy trì thứ hạng 25 đến 30 về Chỉ số an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (Chỉ số GCI).

- Xây dựng được hệ thống Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia từ các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số.

- Hình thành lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các bộ, ngành, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có một bộ phận được giao nhiệm vụ làm đầu mối, chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Khuyến khích các doanh nghiệp khác có một đơn vị bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin và an ninh mạng.

- Bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, trọng tâm là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về an ninh mạng. Bảo vệ hệ thống thông tin của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ).

- Phấn đấu 80% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Đặt nền móng hình thành nên công nghiệp an ninh mạng và công nghiệp an toàn thông tin mạng. Xây dựng nền tảng chính sách phù hợp cho khởi nghiệp về an toàn, an ninh mạng.

- Phát triển từ ba đến năm sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trọng điểm, chiếm lĩnh thị trường trong nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế.

- Doanh thu thị trường an toàn, an ninh mạng hàng năm tăng trưởng từ 20 đến 30%.

- Thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.

- Hình thành một trung tâm nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo về an ninh mạng, thu hút được các nhà khoa học trên thế giới, nhà khoa học Việt Nam về nước để nghiên cứu, chế tạo, sản xuất sản phẩm.

- Hình thành một Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) về an toàn thông tin mạng, tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng mới.

- Kinh phí bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt tối thiểu 10% kinh phí chi cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.

Đến năm 2030 Việt nam sẽ đạt được bao nhiêu phần trăm người dân sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận các công vụ bảo đảm an ninh mạng?

Mục tiêu Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030? (Hình từ internet)

Mục tiêu Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng tầm nhìn 2030?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục tiêu được trong chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thứ từ không gian mạng đến năm 2030 như sau:

- Duy trì, nâng cao năng lực, thứ hạng về an toàn, an ninh mạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu.

- Xây dựng được Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng với sự tham gia đông đảo, tích cực của quần chúng nhân dân.

- Củng cố, tăng cường lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Phấn đấu 90% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Hình thành trung tâm nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo về an ninh mạng có danh tiếng trong khu vực và thế giới.

- Hình thành hai đến ba Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) về an toàn thông tin mạng, tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng mới.

- Việt Nam trở thành một trong những trung tâm bảo đảm an toàn, an ninh mạng hàng đầu châu Á. Hình thành được thị trường về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có sự cạnh tranh và ảnh hưởng trên toàn khu vực và thế giới.

- Duy trì doanh thu thị trường an toàn, an ninh mạng hàng năm tăng trưởng từ 10 - 20%.

Theo đó, đến năm 2030 phần đấu sẽ có 90% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Tại sao phải nhanh chóng thực hiện Chiến lược An ninh mạng quốc gia hiện nay?

- An toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số, là trụ cột quan trọng tạo lập niềm tin số và sự phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên số. An toàn, an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài nhằm khởi tạo và duy trì môi trường mạng an toàn, lành mạnh, tin cậy cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi người dân. Đầu tư cho an toàn, an ninh mạng là đầu tư cho phát triển bền vững và tạo ra giá trị.

- Cần nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội do không gian mạng mang lại để phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng trên tinh thần làm bạn, đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia trên không gian mạng của các nước khác, tuân thủ luật pháp quốc tế và các hiệp ước đa phương, song phương mà Việt Nam tham gia.

Vì thế, an ninh mạng quốc gia là một phần rất quan trọng để bảo vệ và phát triển quốc gia cho nên cần thực hiện một cách nhanh chóng.

Không gian mạng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Không gian mạng
An ninh mạng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH MẠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng là gì?
Pháp luật
Các hoạt động bảo vệ an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 30/10/2024 như thế nào?
Pháp luật
Đã có Quyết định 3238 ngày 30/10/2024 về quy chế quản lý và sử dụng mạng máy tính đảm bảo an ninh mạng Bộ GD&ĐT?
Pháp luật
Trình tự thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Pháp luật
Khắc phục sự cố an ninh mạng là gì? Cá nhân phải tham gia khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Pháp luật
Thế nào là an ninh mạng và bảo vệ an ninh mạng? Nhà nước ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong phát triển kinh tế - xã hội?
Pháp luật
Tường lửa là gì? Cố ý vượt qua tường lửa để lấy cắp thông tin dữ liệu của người khác bị phạt mấy năm tù?
Pháp luật
Ngày An ninh mạng Việt Nam là ngày mấy? Hoạt động bảo vệ an ninh mạng phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kiểm tra an ninh mạng có phải là một biện pháp bảo vệ an ninh mạng không? Thực hiện kiểm tra an ninh mạng theo trình tự thủ tục nào?
Pháp luật
Đánh giá điều kiện an ninh mạng có phải là biện pháp bảo vệ an ninh mạng không? Việc đánh giá điều kiện an ninh mạng được thực hiện theo trình tự nào?
Pháp luật
Đánh giá điều kiện an ninh mạng là hoạt động gì? Đánh giá điều kiện an ninh mạng có phải là biện pháp bảo vệ an ninh mạng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Không gian mạng
6,097 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Không gian mạng An ninh mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Không gian mạng Xem toàn bộ văn bản về An ninh mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào