Mức tăng lương hưu đối với 03 nhóm đối tượng khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 cụ thể ra sao?
Mức tăng lương hưu đối với 03 nhóm đối tượng khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 cụ thể ra sao?
Ngày 10/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Theo đó, về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết nghị, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Tại phiên họp thứ 31, chiều 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng.
Theo đó, 03 nhóm đối tượng điều chỉnh lương hưu khi thực hiện cải cách tiền lương như sau:
Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường.
Thứ hai, nhóm những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024.
Thứ ba, với nhóm nghỉ hưu trước năm 1995.
Mức tăng lương hưu đối với 03 nhóm đối tượng khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 cụ thể theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo như sau:
Nhóm đầu tiên
Với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024...
"Quan điểm của chúng tôi, việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhóm thứ hai
Nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Ngoài áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường.
Nhóm thứ ba
Bộ trưởng cho biết, sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.
"Với nhóm này, chúng tôi sẽ đề nghị Bộ Chính trị, các cơ quan có thẩm quyền cho áp dụng những chính sách đặc biệt".
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Mức tăng lương hưu đối với 03 nhóm đối tượng khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Lương hưu 2024 đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như thế nào?
Mức lương hưu năm 2024 của người tham gia BHXH tự nguyện được xác định theo khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:
- Đối với lao động nam:
Cách tính lương hưu năm 2024 như sau:
Mức lương hưu = (45% + Tỷ lệ hưởng lương hưu cộng thêm) x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó, tỷ lệ lương hưu cộng thêm được tính như sau: Lấy 20 năm đóng BHXH tự nguyện làm chuẩn, nếu thêm mỗi năm thì được cộng thêm 2%, tối đa là 75%.
- Đối với lao động nữ:
Theo điểm b khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ có đủ 15 năm đóng BHXH tự nguyện sẽ có tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%.
Đối chiếu với điều kiện hưởng lương hưu là phải đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, do đó, khi tính lương hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu của nữ đã được cộng thêm 2% cho mỗi năm (05 năm) là 10% -> Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với nữ là 45% + 10% = 55%.
Cách tính lương hưu năm 2024 như sau:
Mức lương hưu = (55% + Tỷ lệ hưởng lương hưu cộng thêm) x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó, tỷ lệ lương hưu cộng thêm được tính như sau. Lấy 20 năm đóng BHXH tự nguyện làm chuẩn, nếu thêm mỗi năm thì được cộng thêm 2%, tối đa là 75%.
02 khoản phụ cấp mới áp dụng đối với công chức theo Nghị quyết 27 là những phụ cấp nào?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 thì cán bộ, công chức, có 02 khoản phụ cấp mới sau:
(1) Phụ cấp theo nghề trên cơ sở gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Khoản phụ cấp này áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).
(2) Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn trên cơ sở gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, về bản chất thì 02 khoản phụ cấp trên được hình thành từ những phụ cấp hiện hành nên 02 phụ cấp trên được xem như mới về "tên gọi". Việc thực hiện 02 khoản phụ cấp mới cho công chức theo chính sách cải cách tiền lương cụ thể và chính xác vào thời gian nào cần đợi hướng dẫn từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?