Mức học phí mới được áp dụng đối với các chương trình đào tạo tại Học viện Tư pháp bắt đầu từ năm 2024 là bao nhiêu?
Mức học phí mới được áp dụng đối với các chương trình đào tạo tại Học viện Tư pháp bắt đầu từ năm 2024 là bao nhiêu?
Ngày 21/11/2023, Học viện Tư pháp ra Quyết định 2237/QĐ-HVTP 2023 Tải quy định mức thu học phí đối với các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội của Học viện Tư pháp mở tại trụ sở tại Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng từ ngày 1/1/2024.
Trong đó, mức học phí mới đối với Chương trình đào tạo nghề công chứng bao gồm:
- Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ Bảy, Chủ nhật: 29.000.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi chín triệu đồng chẵn).
- Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 23.200.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi ba triệu hai trăm nghìn đồng chẵn).
Chi tiết học phí của chương trình đào tạo nghề công chứng: Tại đây.
So với mức học phí trước đó tại Thông báo 1880/TB-HVTP:
- Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ Bảy, Chủ nhật: tăng 3.810.000 đồng từ 25.190.000 đồng/học viên/khoá học lên 29.000.000 đồng/học viên/khoá học.
- Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính (lớp ban ngày thứ Hai đến thứ Sáu): tăng thêm 3.050.000 đồng từ 20.150.000 đồng/học viên/khoá học lên 23.200.000 đồng/học viên/khoá học.
Mức thu học phí trên không bao gồm chi phí phát sinh cho việc tổ chức lớp học ở ngoài trụ sở của Học viện Tư pháp tại Hà Nội và Cơ sở Học viện Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mức thu học phí quy định trên sẽ áp dụng cho các chương trình tổ chức đào tạo theo hình thức trực tiếp, hình thức trực tuyến; hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại Hà Nội và Cơ sở Học viện Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mức tăng học phí đối với Chương trình đào tạo nghề công chứng áp dụng đối với các lớp học từ năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức phí học lại học phần đối với chương trình đào tạo nghề công chứng là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 2237/QĐ-HVTP 2023, mức phí học lại học phần đối với chương trình đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Phụ lục 02-CCV đính kèm theo Quyết định 2237/QĐ-HVTP 2023 như sau:
Xem chi tiết mức thu phí học lại Tại đây. |
Trường hợp học viên của các khóa đào tạo tổ chức trước thời điểm Quyết định 2237/QĐ-HVTP 2023 có hiệu lực học lại cùng các khóa học tổ chức kể từ sau khi Quyết định 2237/QĐ-HVTP 2023 có hiệu lực thì áp dụng mức thu phí học lại quy định tại Quyết định 2237/QĐ-HVTP 2023.
Cử nhân Luật mất bao lâu để trở thành Công chứng viên?
Tiêu chuẩn để trở thành một công chứng viên được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, tiêu chuẩn gồm:
- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng 2014;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Theo Điều 9 Luật Công chứng 2014 quy định về đào tạo nghề công chứng như sau:
Đào tạo nghề công chứng
1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
Đồng thời, thời gian tập sự được quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 như sau:
Tập sự hành nghề công chứng
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Như vậy, đối với một Cử nhân Luật thông thường sẽ mất khoảng 7 năm để có thể trở thành một Công chứng viên:
- Thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức.
- Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
- Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Thời gian này có thể được rút ngắn nếu cử nhân Luật có thể kết hợp thời gian công tác và thời gian học tập nhưng ít nhất là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?