Mức phụ cấp Trưởng Ban công tác Mặt trận mới nhất 2023? Kiêm nhiệm Trưởng thôn thì tính phụ cấp ra sao?
Mức phụ cấp Trưởng Ban công tác Mặt trận mới nhất hiện nay ra sao?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Trưởng Ban công tác Mặt trận là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và được hưởng phụ cấp hàng tháng.
Theo đó, chế độ phụ cấp đối với Trưởng Ban công tác Mặt trận được quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
2. Thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:
a) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở. Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở;
b) Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;
c) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại điểm a và điểm b khoản này được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.
Như vậy, mức phụ cấp Trưởng Ban công tác Mặt trận theo quy định mới nhất được xác định như sau:
Trường hợp | Mức phụ cấp Trưởng Ban công tác Mặt trận |
- Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; - Thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; - Thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo. - Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã. | 10.800.000 đồng/tháng |
Thôn, Tổ dân phố còn lại | 8.100.000 đồng/tháng |
Lưu ý: Mức phụ cấp nêu trên là mức chi gộp chung cho cả các chức danh làm việc không chuyên trách ở thôn, không phải mức chi trả riêng cho Trưởng Ban công tác Mặt trận.
UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quỹ phụ cấp được khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố; nguồn kinh phí ngân sách địa phương; quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng thôn để trình HĐND cùng cấp quyết định mức khoán quỹ cụ thể cho từng nhóm đối tượng.
Mức phụ cấp Trưởng Ban công tác Mặt trận mới nhất 2023? Kiêm nhiệm Trưởng thôn thì tính phụ cấp ra sao? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban công tác Mặt trận kiêm Trưởng thôn thì tính phụ cấp thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
4. Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.
Như vậy, trong trường hợp Trưởng Ban công tác Mặt trận kiêm Trưởng thôn thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiện bằng 100% mức phụ cấp của Trưởng thôn.
Cụ thể:
Trường hợp | Mức phụ cấp |
- Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên. - Thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự. - Thôn thuộc xã biên giới, hải đảo. | 6,0 lần mức lương cơ sở |
Thôn, Tổ dân phố còn lại | 4,5 lần mức lương cơ sở |
Lưu ý: Mức phụ cấp nêu trên là mức chi gộp chung cho cả các chức danh làm việc không chuyên trách ở thôn, không phải mức chi trả riêng cho Trưởng thôn.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
1. Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, chấp hành sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.
2. Tuân thủ pháp luật, thực hiện theo hương ước (quy ước); đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
3. Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định; thực hiện sáp nhập các thôn, tổ dân phố phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.
4. Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới có thể thấp hơn quy định. Trong trường hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì ghép vào thôn, tổ dân phố liền kề.
Như vậy, việc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025 ở đâu?
- Mừng thọ 80 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 80 tuổi? 03 Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Công an xã mới nhất? Bài phát biểu Đại hội Chi bộ Công an xã nhiệm kỳ mới?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có được quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn hay không?
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?