Mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O áp dụng từ 21/7/2023 theo Thông tư 36/2023/TT-BTC ra sao?
Đã có Thông tư mới về mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O đúng không?
Ngày 06/6/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 36/2023/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Theo đó, Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) với các đối tượng áp dụng sau:
- Thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại khoản 17 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định pháp luật quản lý ngoại thương.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O áp dụng từ 21/7/2023 theo Thông tư 36/2023/TT-BTC ra sao? (Hình từ Internet)
Mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O theo quy định mới là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 36/2023/TT-BTC như sau:
Mức thu phí
Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định như sau:
1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 60.000 đồng/bộ C/O.
2. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30.000 đồng/bộ C/O.
Như vậy, mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O theo quy định mới là 60.000 đồng/Bộ cho trường hợp cấp mới và 30.000 đồng/Bộ cho trường hợp cấp lại.
Trong đó:
- Người nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bao gồm: người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
- Tổ chức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, gồm: Bộ Công Thương và tổ chức khác được Bộ Công Thương ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Việc kê khai, nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2023/TT-BTC như sau:
Kê khai, nộp phí
1. Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu quy định tại Điều 4 Thông tư này cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; phí nộp theo hình thức quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.
2. Chậm nhất ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí quy định tại Điều 3 Thông tư này nộp toàn bộ số phí thu được của tháng trước, tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí mở tại tổ chức tín dụng (nếu có) vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước.
3. Bộ Công Thương kê khai, nộp, quyết toán phí và nộp tiền lãi phát sinh (trong tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước) theo quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC ; quản lý và sử dụng phí theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, việc kê khai, nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Thông tư 36/2023/TT-BTC được áp dụng từ ngày mấy?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 36/2023/TT-BTC về tổ chức thực hiện thông tư như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21 tháng 7 năm 2023.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại các văn bản: Luật Phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ; Luật Quản lý thuế; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ; Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Thông tư 36/2023/TT-BTC được áp dụng từ ngày 21/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?