Mức phạt tiền đối với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án của người làm chứng là bao nhiêu?
- Mức phạt tiền đối với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án của người làm chứng là bao nhiêu?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ 18 tuổi trong tố tụng dân sự phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Chi phí cho người làm chứng do ai trả?
Mức phạt tiền đối với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án của người làm chứng là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 16 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định đối với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án như sau:
Hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng của Tòa án.
Như vậy theo quy định trên hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, cố ý không đến Tòa án bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng của Tòa án.
Mức phạt tiền đối với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án của người làm chứng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người làm chứng trong tố tụng dân sự có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Thứ nhất, cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
- Thứ hai, khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
- Thứ ba, được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.
- Thứ tư, được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.
- Thứ năm, được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Thứ sáu, yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
- Thứ bảy, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.
- Thứ tám, phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp.
Trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
- Cuối cùng, phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ 18 tuổi trong tố tụng dân sự phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Lấy lời khai của người làm chứng
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án.
Trước khi lấy lời khai của người làm chứng, Thẩm phán phải giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và yêu cầu người làm chứng cam đoan về lời khai của mình.
2. Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như thủ tục lấy lời khai của đương sự quy định tại khoản 2 Điều 98 của Bộ luật này.
3. Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
Như vậy theo quy định trên việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ 18 tuổi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
Chi phí cho người làm chứng do ai trả?
Căn cứ tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng như sau:
- Đối với chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do đương sự chịu.
- Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị.
- Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp trình độ gì? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có phải là nền tảng để triển khai các hoạt động chuyển đổi số không?
- Intersex là gì? 03 giai đoạn lứa tuổi vị thành niên? Nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi vị thành niên theo Bộ Y tế?
- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 có được áp dụng biện pháp sơ tán người tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm không?
- 22 12 là Ngày hội quốc phòng toàn dân hay Ngày truyền thống Quân đội nhân dân? Tổ chức kỷ niệm ngày 22 12?