Mức phạt khi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước năm 2024 là bao nhiêu?

Mức phạt khi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước là bao nhiêu? Anh T.M - Lâm Đồng

Mức phạt khi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước năm 2024 là bao nhiêu?

Theo Điều 10 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước như sau:

- Hành vi không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi:

+ Không thực hiện báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

+ Báo cáo không trung thực, không đầy đủ, không đúng chế độ báo cáo về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

+ Không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép trong trường hợp lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian 12 tháng liên tục.

- Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quá quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và khoản 14 Điều 9 của Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích theo quy định trong giấy phép;

+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không theo chế độ quy định trong giấy phép;

+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng vị trí, tọa độ theo quy định trong giấy phép;

+ Khai thác, sử dụng nước mặt không đúng nguồn nước theo quy định trong giấy phép;

+ Khai thác, sử dụng nước dưới đất không đúng tầng chứa nước theo quy định trong giấy phép;

+ Thi công các hạng mục thăm dò nước dưới đất vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê duyệt.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

+ Khai thác, sử dụng nước dưới đất với mực nước động lớn hơn mực nước động cho phép theo quy định.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định của giấy phép không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 10 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực.

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:

+ Khai thác, sử dụng và thăm dò nước dưới đất vi phạm quy định tại các khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 10 Nghị định 36/2020/NĐ-CP mà gây sụt lún, ô nhiễm, xâm nhập mặn các tầng chứa nước hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khai thác của các công trình khai thác nước dưới đất của nhân dân;

+ Khai thác, sử dụng nước mặt vi phạm quy định tại các điểm a khoản 4, điểm b khoản 4, điểm d khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 10 Nghị định 36/2020/NĐ-CP mà gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, sử dụng nước khác hoặc gây lũ lụt, ngập úng nhân tạo, hạn hán, thiếu nước, làm gia tăng xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du.

Theo đó, tùy theo hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm tại khoản 8 Điều 10 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 Nghị định 36/2020/NĐ-CP mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

* Lưu ý:

- Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân.

- Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân.

- Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mức phạt khi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước năm 2024 là bao nhiêu?

Phạt đến 140 triệu đồng khi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước? (Hình từ Internet)

Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước là 02 năm.

Giấy phép tài nguyên nước gồm những loại nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Giấy phép tài nguyên nước
1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
2. Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;.
b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước;
c) Nguồn nước thăm dò, khai thác;
d) Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước;
e) Thời hạn của giấy phép;
g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.

Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì Giấy phép tài nguyên nước gồm những loại sau:

- Giấy phép thăm dò nước dưới đất;

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt;

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.

Tài nguyên nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cơ quan quản lý ở địa phương về việc giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước có được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước không?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước được quy định thế nào theo quy định?
Pháp luật
Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây sụt lún đất đúng không?
Pháp luật
Việc phát triển nguồn nước có nằm trong nội dung chiến lược tài nguyên nước quốc gia hay không?
Pháp luật
Khai thác tài nguyên nước để sử dụng có cần đăng ký không? Khai thác tài nguyên nước thì có phải nộp thuế không? 
Pháp luật
Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ nào? Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức để được cấp giấy phép tài nguyên nước cần tuân theo những nguyên tắc gì? Cá nhân, tổ chức được cấp Giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia được chia thành mấy nhóm thông tin, dữ liệu theo quy định mới?
Pháp luật
Việc kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện định kỳ bao nhiêu năm một lần? Việc kiểm kê này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức khai thác sử dụng tài nguyên nước có được dẫn nước chảy qua bất động sản liền kề không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên nước
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
4,125 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào