Mức lương Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện năm 2022 là bao nhiêu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là cán bộ hay công chức?
Mức lương Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện năm 2022 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người đứng đầu Ủy ban nhân dân huyện và có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Mục III Bảng chuyển xếp số 3 Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC, hệ số lương của Chủ tịch UBND huyện được quy định như sau:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II: Hệ số lương là 6,44 + Hệ số phụ cấp chức vụ 0,90 = 7,34. Tương đương 10.936.600 đồng/tháng.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh: Hệ số lương là 5,76 + Hệ số phụ cấp chức vụ 0,80 = 6,56. Tương đương 9.774.400 đồng/tháng.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện, thị xã và các quận còn lại: Hệ số lương là 5,42 + Hệ số phụ cấp chức vụ 0,70 = 6,12. Tương đương 9.118.800 đồng/tháng.
Mức lương Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện năm 2022 là bao nhiêu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là cán bộ hay công chức? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là cán bộ hay công chức?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra căn cứ điểm d khoản 1 Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Như vậy, về nguyên tắc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện là cán bộ. Tuy nhiên, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức trong cơ quan hành chính ở cấp huyện có bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.
Như vậy, tùy vào những chính sách tại từng địa phương qua mỗi thời kì sẽ có những địa phương được thí điểm, tổ chức không còn Hội đồng nhân dân. Theo đó, tại những địa phương này, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện được xác định là công chức.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện như sau:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân huyện; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
- Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn huyện;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ huyện đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để đề nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ;
- Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?