Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong năm 2023 là bao nhiêu?
- Thời hạn tham gia thẻ bảo hiểm y tế của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong năm 2023 là bao nhiêu?
- Việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Thời hạn tham gia thẻ bảo hiểm y tế của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 143/2020/TT-BQP quy định về thẻ bảo hiểm y tế của Bộ Quốc phòng như sau:
Thẻ bảo hiểm y tế
1. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này thuộc Bộ Quốc phòng quản lý theo mẫu, mã thẻ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.
2. Tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Như vậy, theo quy định trên, thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong năm 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong năm 2023 là bao nhiêu?
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong năm 2023 được quy định tại Điều 6 Thông tư 143/2020/TT-BQP như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế
Mức hưởng bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng được quy định theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Theo đó, tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế:
- Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Luật bảo hiểm y tế 2008; khoản 4 và 5 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với (được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP):
++ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
++ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
++ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
++ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
++ Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
++ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
++ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát.
++ Trẻ em dưới 6 tuổi.
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
+ 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
+ 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
+ Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP .
- Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.
- Trường hợp chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có giá trị sử dụng.
Việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư 143/2020/TT-BQP quy định về việc Cấp thẻ, cấp lại, đổi thẻ, thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế như sau:
- Cấp thẻ, cấp lại, đổi thẻ, thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định tại các điều: 17, 18, 19 và 20 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014). Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện.
- Mẫu biểu, hồ sơ, quy trình cấp thẻ, cấp lại, đổi thẻ, thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng ban hành theo mẫu quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và phù hợp với việc quản lý đối tượng của Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?