Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm những gì?
- Chi phí điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do ai chi trả?
- Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có những quyền gì?
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
Tại Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về phương thức đóng và mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024 của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024 như sau:
(1) Phương thức đóng
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức:
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần.
Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
(2) Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện:
- Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
- Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
(Hiện nay lương tối thiểu vùng IV theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP là 3.450.000 đồng/tháng).
Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại (1) được thực hiện như sau:
- Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
- Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.
- Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
Như vậy, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng 4 tương đương 207.000 đồng
- Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng 4 tương đương 414.000 đồng.
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bao gồm:
- Giám định mức suy giảm khả năng lao động.
- Trợ cấp tai nạn lao động.
Theo đó, để hưởng chế độ nêu trên, tại Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động như sau:
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
+ Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
- Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
+ Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
+ Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
+ Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Theo đó, để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì người lao động cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định như đã nêu trên.
Chi phí điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do ai chi trả?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định về chi phí điều tra, điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia đoàn điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chi trả các khoản công tác phí cho người tham gia đoàn điều tra theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: Dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản biểu tra tai nạn lao động và các chi phí hợp lý liên quan đến điều tra tai nạn lao động của người lao động.
- Các khoản chi phí nêu trên được hạch toán trong chỉ hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị; được thanh, quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính.
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có những quyền gì?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định về quyền của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Nghị định này.
- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
- Nhận chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chỉ trả sau:
+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
+ Thông qua tài khoản thanh toán của người lao động mở tại ngân hàng.
- Ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
- Được cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có những quyền lợi theo quy định như đã nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là gì? Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định thế nào?
- Nghị định 177/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng ra sao?
- Sau ngày 1 1 2025 mới cập nhật sinh trắc học được không? Hướng dẫn xác thực sinh trắc học 1 1 2025?
- Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?
- Nghị định 172 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản từ ngày 1/1/2025 như thế nào?