Mục đích của việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?
- Mục đích của việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?
- Yêu cầu của việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?
- Việc xác định chỉ số cải cách hành chính được áp dụng đối với những đối tượng nào?
- Giải pháp trong việc thực hiện việc xác định chỉ số cải cách hành chính bao gồm những gì?
Mục đích của việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Điều 1 Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 có xác định mục tiêu chung của việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2030 là nhằm:
Theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.
Ngoài ra, việc xác định chỉ số cải cách hành chính còn hướng đến mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá khách quan, toàn diện, công bằng kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.
- Đánh giá định lượng, kết hợp với định tính; đánh giá kết quả cải cách hành chính với tác động của cải cách hành chính; kết hợp đánh giá bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước và đánh giá bên ngoài của người dân, tổ chức đối với kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.
- So sánh, xếp hạng kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh. Thông qua đó, các cơ quan hành chính nhận rõ những kết quả được, những tồn tại hạn chế để có giải pháp cải thiện, nâng chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính hàng năm.
Mục đích của việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu của việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Điều 1 Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 có nêu việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2030, phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Chỉ số cải cách hành chính bám sát nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 ban hành tại Nghị quyết 76/NQ-CP. Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ, cấp tỉnh theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của các bộ, các tỉnh. Phương pháp đánh giá khoa học, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ.
- Việc xác định Chỉ số cải cách hành chính phải bđảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của các bộ, các tỉnh và đánh giá thực chất, khách quan, công bằng kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.
- Tăng cường sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình triển khai cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh.
- Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất, từng bước ổn định trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ số để nâng cao tính công khai, minh bạch và khách quan trong công tác theo dõi, đánh giá.
- Hàng năm tổ chức triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh.
Việc xác định chỉ số cải cách hành chính được áp dụng đối với những đối tượng nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục I Điều 1 Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 đã quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng xác định chỉ số cải cách hành chính giai đoạn 2022-2030 là các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Phạm vi điều chỉnh: Công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.
- Đối tượng áp dụng: 19 bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ). Trong đó, 02 cơ quan đặc thù là Ủy ban Dân tộc và Thanh tra Chính phủ có thực hiện đánh giá nhưng không xếp hạng chung với 17 bộ, cơ quan ngang bộ còn lại.
- 63 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Giải pháp trong việc thực hiện việc xác định chỉ số cải cách hành chính bao gồm những gì?
Căn cứ nội dung tại Mục III Điều 1 Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 có nêu giải pháp trong việc thực hiện việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2030 bao gồm:
- Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp đối với việc xác định Chỉ số cải cách hành chính:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Chỉ số cải cách hành chính:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị hành chính:
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm kinh phí cho công tác xác định Chỉ số cải cách hành chính:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?