Mua bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thực hiện ra sao?
Mua bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thực hiện ra sao?
Vấn đề về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đã được quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Hiện tại thực hiện Nghị quyết 63/2022/QH15 thì Nghị quyết 42/2017/QH14 đã hết hiệu lực thi hành từ 01/01/2024.
Nợ xấu được hiểu tại Điều 195 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là hai khoản sau:
- Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán;
- Nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ.
Trước đây đã có quy định về mua bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ nhưng quy định về mua bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ vẫn theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có nhiều điểm mới.
Quy định cũ về mua bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tại Điều 6 Nghị quyết 42/2017/QH14 như sau:
Mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu
1. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ.
3. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thỏa thuận với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này mua khoản nợ xấu với giá mua bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập; xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý.
Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu phải thống nhất với tổ chức tín dụng lựa chọn tổ chức định giá độc lập.
Theo đó, tại Điều 197 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định mới về mua bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ như sau:
Hình thức mua nợ xấu
Tổ chức mua bán, xử lý nợ được mua khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường hoặc mua bằng trái phiếu đặc biệt;
Tổ chức mua bán, xử lý nợ được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Lưu ý: Tổ chức mua bán, xử lý nợ chỉ được mua khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo giá trị thị trường.
Hình thức bán nợ xấu
Tổ chức mua bán, xử lý nợ được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân
Ngoài ra, tổ chức mua bán, xử lý nợ được thỏa thuận với tổ chức tín dụng phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu sau khi trừ giá mua và chi phí xử lý.
Mua bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định mới về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu như thế nào?
Tại Điều 199 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã thể chế hóa quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu như sau:
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;
b) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;
c) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;
d) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;
đ) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;
e) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã thống nhất khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thực hiện phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:
(1) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;
(2) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;
(3) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;
(4) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;
(5) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;
(6) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và quy định khác có liên quan.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào có hiệu lực thi hành?
Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức mới được ban hành mà cụ thể tại Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định:
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?