Một số điểm mới trong Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi? Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở như thế nào?
Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở như thế nào?
Theo nội dung tại Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi (gọi tắt là Dự thảo Luật) thì quy định về phát triển nhà ở, so với Luật Nhà ở năm 2014, dự thảo Luật có một số điểm mới như:
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật hiện hành (trong đó có đưa một số quy định từ Nghị định 99/2015/NĐ-CP như phát triển nhà ở (Chương IV):
+ Phát triển nhà ở thương mại (tại Mục 2);
+ Phát triển nhà ở công vụ (Mục 3);
+ Phát triển nhà ở phục vụ tái định cư (Mục 4); trách nhiệm quản lý chất lượng nhà ở (Điều 68); yêu cầu về phát triển nhà ở của thành viên hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn (Điều 69); thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (Điều 50)
Nổi bật nội dung bổ sung mới quy định theo hướng đưa một số quy định từ Nghị định 99/2015/NĐ-CP, có thể kể đến như:
- Quá trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở (tại Điều 46 Dự thảo Luật)
Quá trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở (bổ sung Điều mới)
1. Việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án hoặc bản vẽ tổng mặt bằng theo quy định của pháp luật quy hoạch;
b) Chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật đầu tư, pháp luật đầu tư công;
c) Lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này, trừ trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận chủ đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng;
đ) Giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này mà có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thì sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
e) Thực hiện đầu tư xây dựng dự án theo pháp luật về xây dựng;
g) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao nhà ở và công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, nội dung về quá trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở được đề xuất thực hiện như trên.
Một số điểm mới trong Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi? Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở như thế nào? (Hình internet)
Một số điểm mới trong Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi về Chính sách nhà ở xã hội như thế nào?
Chính sách về nhà ở xã hội, so với Luật Nhà ở 2014, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi sửa đổi có một số điểm mới, đã sửa đổi, bổ sung thêm các quy định như:
- Về đối tượng, hình thức và điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (Điều 90 dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đã sửa đổi Điều 51 Luật Nhà ở 2014);
- Loại hình dự án đầu tư xây dựng NOXH; loại NOXH; đất để xây dựng NOXH;
- Lựa chọn và ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng NOXH (Điều 97 sửa đổi, bổ sung Điều 57 Luật Nhà ở 2014);
- Xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua NOXH (Điều 100 sửa đổi, bổ sung Điều 61 Luật Nhà ở 2014) không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua NOXH.
Bên cạnh đó, bổ sung thêm các quy định về:
- Hình thức phát triển NOXH (Điều 92 sửa đổi, bổ sung Điều 53 Luật Nhà ở 2014);
- Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng NOXH (Điều 93 sửa đổi, bổ sung Điều 54 Luật Nhà ở 2014)
- Xác định giá bán NOXH do Nhà nước đầu tư; thời điểm thẩm định giá bán, giá cho thuê mua NOXH; trách nhiệm của Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương. Bổ sung mới các quy định (2 mục mới) về chính sách phát triển nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp và phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang...
Đề xuất về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện như thế nào?
Về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Nhà ở 2014 thì Dự thảo Luật đã luật hóa một số quy định từ Nghị định 69/2021/NĐ-CP để bảo đảm hiệu lực pháp lý cao và sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, như:
- Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư (Điều 64 sửa đổi, bổ sung Điều 35 Luật Nhà ở 2014)
- Nguyên tắc thực hiện cải tạo (Điều 76 sửa đổi, bổ sung Điều 110 Luật Nhà ở 2014 và đưa từ Nghị định 69/2021/NĐ-CP lên)
- Xây dựng lại nhà chung cư (Điều 77 đổi tên Điều 112 Luật Nhà ở 2014 và bổ sung mới đưa từ Nghị định 69/2021/NĐ-CP lên) ;
- Kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư(Điều 78 bổ sung mới đưa từ Nghị định 69/2021/NĐ-CP lên);
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư(Điều 80 sửa đổi, bổ sung Điều 114 Luật Nhà ở 2014),
- Các cơ chế ưu đãi để thực hiện dự án cải tạo,xây dựng lại nhà chung cư (Điều 81 bổ sung mới đưa từ Nghị định 69/2021/NĐ-CP lên);
- Yêu cầu, nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (Điều 82 sửa đổi, bổ sung trên cơ sở tách 1 phần từ Điều 111 Luật Nhà ở 2014 và đưa từ Nghị định 69/2021/NĐ-CP lên);
- Yêu cầu về quy hoạch dự án cải tạo xây dựng lại nhà chung cư (Điều 84 bổ sung mới đưa từ Nghị định 69/2021/NĐ-CP lên);
- Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời…(Điều 85 sửa đổi, bổ sung Điều 115 Luật Nhà ở 2014 và đưa từ Nghị định 69/2021/NĐ-CP lên).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?