Một số chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 7/2023 mà người dân cần chú ý để áp dụng cho đúng?
- Một số chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 7/2023 mà người dân cần chú ý để áp dụng cho đúng?
- Đối tượng nào sẽ tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ 01/7/2023?
- Tăng mức thanh toán BHYT trực tiếp với trường hợp đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT lên bao nhiêu từ 01/7/2023?
- Thay đổi điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục từ 01/7/2023?
Một số chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 7/2023 mà người dân cần chú ý để áp dụng cho đúng?
Hiện nay, kể từ ngày 01/7/2023, do thực hiện chính sách tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng, dẫn đến việc một số chính sách về bảo hiểm y tế có liên quan đến mức lương cơ sở sẽ có thay đổi , đơn cử như:
- Tăng mức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
- Thay đổi điều kiện hưởng BHYT 05 năm liên tục
- Hướng dẫn thủ tục online đăng ký khai sinh, nhập khẩu, cấp thẻ BHYT cho trẻ
- Tăng mức thanh toán BHYT trực tiếp với trường hợp đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT
Một số chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 7/2023 mà người dân cần chú ý để áp dụng cho đúng? (Hình internet)
Đối tượng nào sẽ tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ 01/7/2023?
Hiện nay, thực tế mức đóng bảo hiểm y tế được xác định dựa trên mức lương cơ sở. Việc tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 (áp dụng Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở). Như vậy, từ ngày 01/7/2023, khi thực hiện chính sách tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng nên mức đóng bảo hiểm y tế của một số nhóm đối tượng sau sẽ được điều chỉnh tăng:
- Đối với học sinh, sinh viên
- Người đi làm
- Người tham gia BHYT hộ gia đình
- Người thuộc hộ nghèo, cận nghèo
(1) Mức đóng BHYT với Học sinh, sinh viên
Cụ thể, căn cứ khoản 11 Điều 18 và điểm 4.2 khoản 4 Điều 17 Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, học sinh, sinh viên tham gia BHYT sẽ phải đóng theo mức sau:
Mức đóng BHYT = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở |
Lưu ý: Số tiền mà học sinh, sinh viên thực đóng BHYT tăng từ 563.220 đồng/năm lên 680.400 đồng/năm (do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng).
Từ 01/7/2023, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên thay đổi như sau:
Phương thức | Học sinh, sinh viên đóng 70% | Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% | Tổng mức đóng bảo hiểm y tế |
03 tháng | 170.100 | 72.900 | 243.000 |
06 tháng | 340.200 | 145.800 | 486.000 |
12 tháng | 680.400 | 291.600 | 972.000 |
(2) Mức đóng BHYT với người đi làm
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 18 Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mỗi tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức,… phải đóng bảo hiểm y tế (BHYT) theo mức sau:
Mức đóng BHYT = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
Trong đó: Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng BHYT = 20 x Mức lương cơ sở (khoản 5 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014)
(3)Mức đóng BHYT với người tham gia BHYT hộ gia đình
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình được xác định như sau:
Thành viên hộ gia đình | Số tiền đóng/tháng |
Người thứ nhất | 4,5% mức lương cơ sở |
Người thứ hai | 70% mức đóng của người thứ nhất |
Người thứ ba | 60% mức đóng của người thứ nhất |
Người thứ tư | 50% mức đóng của người thứ nhất |
Người thứ năm trở đi | 40% mức đóng của người thứ nhất |
Từ 01/7/2023, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình thay đổi như sau:
Thành viên hộ gia đình | Tiền đóng BHYT hộ gia đình trước đó | Tiền đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2023 |
Người thứ nhất | 804.600 đồng/năm | 972.000 đồng/năm |
Người thứ hai | 563.220 đồng/năm | 680.400 đồng/năm |
Người thứ ba | 482.760 đồng/năm | 583.200 đồng/năm |
Người thứ tư | 402.300 đồng/năm | 486.000 đồng/năm |
Người thứ năm trở đi | 321.840 đồng/năm | 388.800 đồng/năm |
*Mức đóng BHYT với hộ nghèo, cận nghèo
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 18 Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, theo đó thành viên thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều tham gia BHYT phải đóng BHYT theo mức sau:
Mức đóng BHYT = 30% x 4,5% x Mức lương cơ sở x Thời gian đóng |
Từ 01/7/2023, mức đóng bảo hiểm y tế của hộ nghèo, cận nghèo thay đổi như sau:
Mức đóng BHYT hộ nghèo, cận nghèo trước đó | Mức đóng BHYT hộ nghèo, cận nghèo từ 01/7/2023 |
30% x 4,5% x 1,49 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 241.380 đồng/năm | 30% x 4,5% x 1,8 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 291.600 đồng/năm |
Tăng mức thanh toán BHYT trực tiếp với trường hợp đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT lên bao nhiêu từ 01/7/2023?
Tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trường hợp đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp chi phí như sau:
STT | Trường hợp | Cách tính | Số tiền được thanh toán trực tiếp từ ngày 01/7/2023
|
1 | Đi khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện |
|
|
1.1.
| Ngoại trú
| Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở
| Tối đa 270.000 đồng (trước đó thanh toán tối đa 223.500 đồng) |
1.2.
| Nội trú
| Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở
| Tối đa 900.000 đồng (trước đó thanh toán tối đa 745.000 đồng) |
2
| Khám, chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh mà không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT
| Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở
| Tối đa 1,8 triệu đồng (trước đó thanh toán tối đa 1,49 triệu đồng) |
3 | Khám, chữa bệnh nội trú tại bệnh viện trung ương mà không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT
| Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở
| Tối đa 4,5 triệu đồng (trước đó thanh toán tối đa 3,725 triệu đồng) |
(Căn cứ dẫn chiếu từ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng)
Thay đổi điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục từ 01/7/2023?
Điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
- Có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên;
- Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
- Số tiền cùng chi trả/chi phí đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh có BHYT phải cùng chi trả với cơ quan bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ bảo hiểm y tế.
Hiện nay, từ quy định trên, đồng thời tạ từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 Nghị định 24/2023/NĐ-CP), người bệnh muốn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế 05 năm liên tục thì trong năm đó thì phải đáp ứng việc đã có số tiền đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, tức là từ 10.800.000 đồng trở lên (trước đó chỉ cần chi phí đạt 8.960.000 đồng trở lên).
Như vậy, từ tháng 7/2023, với phần chi phí đồng chi trả vượt quá 10.800.000 đồng thì người bệnh mới được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?