Mỗi năm, Tòa án nhân dân tỉnh phải đề xuất ít nhất 05 bản án, quyết định có hiệu lực để hình thành nguồn phát triển án lệ?
Án lệ và tiêu chí lựa chọn án lệ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định về án lệ và tiêu chí lựa chọn án lệ theo đó:
- Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
- Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
+ Có tính chuẩn mực;
+ Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Áp dụng án lệ trong quá trình xét xử ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định về áp dụng án lệ trong xét xử như sau:
“Điều 8. Áp dụng án lệ trong xét xử
1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
3. Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.”
Theo đó, sau 30 ngày kể từ ngày công bố án lệ sẽ được nghiên cứu, áp dụng. Việc áp dụng phải đảm bảo những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau.
Mỗi năm, Tòa án nhân dân tỉnh phải đề xuất ít nhất 05 bản án, quyết định có hiệu lực để hình thành nguồn phát triển án lệ?
Trách nhiệm gửi đề xuất bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ?
Căn cứ theo quy định tại Công văn 94/TANDTC-PC năm 2022 về trách nhiệm gửi đề xuất bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ như sau:
“Để bảo đảm mục tiêu tăng cường công tác phát triển và áp dụng án lệ trong Tòa án nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án Tòa án quân sự các cấp, Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra I, II, III đôn đốc, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ nêu trên theo đúng chỉ đạo của đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, theo đó:
- Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 05 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/01 năm;
- Các Vụ Giám đốc kiểm tra I, II, III mỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 03 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/01 năm;
- Các Tòa án quân sự quân khu và tương đương mỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 02 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/01 năm. Tòa án quân sự Trung ương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ này của các Tòa án quân sự quân khu và tương đương;
Nội dung đề xuất án lệ phải nêu rõ: số và ngày, tháng, năm ban hành bản án, quyết định đề xuất phát triển án lệ; tình huống án lệ và giải pháp pháp lý được đề xuất. Đề xuất của các đơn vị đề nghị gửi về Tòa án nhân dân tối cao thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học và gửi file word về hộp thư điện tử [email protected] để Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học nghiên cứu, xây dựng dự thảo án lệ trình Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Đây là nhiệm vụ mới nhưng vô cùng quan trọng. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra I, II, III quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học phối hợp với Vụ Thi đua khen thưởng theo dõi, tổng hợp, báo cáo Hội đồng Thi đua Tòa án nhân dân về kết quả đề xuất, phát triển và áp dụng án lệ để xem xét, đánh giá thi đua cuối năm.”
Như vậy, Tòa án nhân dân tỉnh phải đề xuất ít nhất 05 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?