Mỗi lớp học của trường phổ thông dân tộc nội trú có bao nhiêu học sinh? Có phải trường phổ thông dân tộc nội trú chỉ dành cho người dân tộc thiểu số?
Mỗi lớp học của trường phổ thông dân tộc nội trú có tối đa bao nhiêu học sinh?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc nội trú
...
3. Mỗi lớp học của trường PTDTNT có không quá 35 học sinh.
Theo đó, mỗi lớp học của trường phổ thông dân tộc nội trú có không quá 35 học sinh.
Mỗi lớp học của trường phổ thông dân tộc nội trú có bao nhiêu học sinh? Có phải trường phổ thông dân tộc nội trú chỉ dành cho người dân tộc thiểu số? (Hình từ Internet)
Trường phổ thông dân tộc nội trú chỉ dành cho học sinh dân tộc thiểu số có đúng không?
Căn cứ Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Đối tượng tuyển sinh
1. Học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại:
a) Xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (sau đây gọi chung là xã, thôn đặc biệt khó khăn);
b) Xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.
3. Học sinh là người dân tộc Kinh mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trường PTDTNT được tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hằng năm.
4. Trường hợp học sinh thuộc đối tượng tuyển sinh quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này nhỏ hơn quy mô của trường PTDTNT trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định thêm vùng tạo nguồn đào tạo nhân lực cho các dân tộc đế tuyển sinh thêm đối tượng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tại vùng này tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh.
Theo đó, đối tượng tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú không bị giới hạn chỉ đối với người dân tộc thiểu số. Mà Học sinh là người dân tộc Kinh mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn cũng có thể được học tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Hơn nữa nếu số học sinh là người dân tộc thiểu số và học sinh là người dân tộc Kinh thuộc đối tượng tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú của địa phương đó nhỏ hơn hơn quy mô của trường. Thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định thêm vùng tạo nguồn đào tạo nhân lực cho các dân tộc đế tuyển sinh thêm đối tượng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tại vùng này tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh.
Nhiệm vụ và quyền của học sinh dân tộc nội trú là gì?
Căn cứ Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Nhiệm vụ và quyền của học sinh dân tộc nội trú
Ngoài các nhiệm vụ và quyền của học sinh được quy định tại Điều lệ trường trung học, học sinh dân tộc nội trú còn có nhiệm vụ và quyền sau:
1. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác.
2. Được ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.
3. Khi có nhu cầu cá nhân tham gia các hoạt động ngoài nhà trường, học sinh phải xin phép theo quy định của nhà trường.
Theo đó, ngoài các nhiệm vụ và quyền của học sinh được quy định tại Chương V Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì học sinh dân tộc nội trú còn có nhiệm vụ và quyền sau:
- Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác.
- Được ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.
- Khi có nhu cầu cá nhân tham gia các hoạt động ngoài nhà trường, học sinh phải xin phép theo quy định của nhà trường.
Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 10/04/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?
- Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hạng 3 cho các cầu thủ tuyển Việt Nam là bao nhiêu? Tiêu chuẩn xét tặng Huân chương?
- Kinh doanh hàng hóa nhập lậu là gì? Hàng hóa nhập khẩu không dán tem nhập khẩu là hàng hóa nhập lậu?
- Fair play là gì? Cầu thủ bóng đá trong đội tuyển bóng đá quốc gia có các nghĩa vụ gì trong thi đấu?