Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định có thể được nhập khẩu vào Việt Nam hay không?
- Tuổi thiết bị là gì? Tuổi thiết bị đã qua sử dụng được quy định như thế nào?
- Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định có thể được nhập khẩu vào Việt Nam hay không?
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định?
Tuổi thiết bị là gì? Tuổi thiết bị đã qua sử dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định như sau:
Tuổi thiết bị là thời gian (tính theo năm) được xác định từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu của máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Năm nhập khẩu là năm hàng hóa về đến cửa khẩu Việt Nam.
Theo đó, tuổi thiết bị là một trong những tiêu chí để cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định như sau:
Tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
Như vậy, hiện nay tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Trừ các thiết bị một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg như sau:
Xem chi tiết danh mục máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị: Tại đây.
Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định có thể được nhập khẩu vào Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định có thể được nhập khẩu vào Việt Nam hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg có quy định như sau:
Nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trong trường hợp khác
1. Trong trường hợp doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất tại Việt Nam, để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định này nhưng công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi máy móc, thiết bị trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc, thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu, trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến về Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết.
Như vậy, đối với thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định, có thể được xem xét cho phép nhập khẩu các loại hàng hóa này khi thỏa mãn một trong những điều kiện sau:
+ Công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi máy móc, thiết bị trong một đơn vị thời gian);
+ Hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất;
+ Hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc, thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định?
Về hồ sơ đề nghị, căn cứ khoản 2 Điều 9 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg các chủ thể cần chuẩn bị các loại giấy tờ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, theo đó giải trình về sự cần thiết phải nhập khẩu máy móc, thiết bị để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng và sự cần thiết của máy móc, thiết bị dự kiến nhập khẩu trong dây chuyền công nghệ;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp;
- Chứng thư giám định được cấp bởi tổ chức giám định được chỉ định;
Về trình tự, thủ tục, căn cứ khoản 3 Điều 9 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg được thực hiện theo các bước sau:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định, thực hiện như sau:
+ Trả lại ngay hồ sơ cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung trong trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ một cửa của Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Trường hợp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến đề nghị doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu điện, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản đề nghị doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi văn bản kèm theo bản chụp hồ sơ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến chuyên gia về máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đề nghị được nhập khẩu;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan ngang bộ, chuyên gia có ý kiến về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành và cho ý kiến về đề xuất được nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, chuyên gia, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời doanh nghiệp, nêu rõ lý do nếu không chấp thuận đề nghị nhập khẩu máy móc, thiết bị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?