Mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP?
- Mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP?
- Khi công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình có cần sự đồng ý của người đó không?
- Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài như thế nào?
Mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP?
Căn cứ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP có nêu rõ mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
Tải mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình: Tại đây
Mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP?
Khi công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình có cần sự đồng ý của người đó không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo vệ, giữ bí mật thông tin khi tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
1. Thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được bảo vệ, giữ bí mật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân:
a) Khi công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình thì phải được người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình đồng ý bằng văn bản theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Khi công khai thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình thì phải được người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đồng ý bằng văn bản theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo như quy định trên, khi công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình thì phải được người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình bằng văn bản đồng ý công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình.
Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài
1. Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
2. Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
3. Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo tại khoản 3 Điều này xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.
Theo đó, quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài như sau:
Bước 1: Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Bước 2: Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
Bước 3: Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo của người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định 76/2023/NĐ-CP
Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào người bị tuyên án tử hình được chuyển sang tù chung thân? Tù chung thân có phải là ngồi tù suốt đời không?
- Thuê phòng trọ có cần lập hợp đồng thuê trọ không? Nếu có thì hợp đồng thuê trọ có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
- Gửi ảnh nóng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
- Phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên là gì? Ví dụ về phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn Triết học Mác Lênin?
- Khoản thu thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu gồm khoản thu nào?