Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận vị trí đấu nối theo Nghị định 165 mới nhất 2025 quy định như thế nào?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận vị trí đấu nối theo Nghị định 165 mới nhất 2025 quy định như thế nào?
Căn cứ Phụ lục VI Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về mẫu văn bản đề nghị chấp thuận vị trí đấu nối như sau:
Theo đó, Mẫu số 01 văn bản đề nghị chấp thuận vị trí đấu nối như sau:
….(ghi tên cơ quan đề nghị….) ------------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: …/… Về việc đề nghị đấu nối vào Km … đường cao tốc/đường…, địa phận (ghi tỉnh, thành phố) | Tên địa phương, ngày … tháng …. năm …. |
Kính gửi: …………….(ghi cơ quan chấp thuận).
Căn cứ Luật Đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 165/2024/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
.... (Ghi tên cơ quan, tổ chức đề nghị) đề nghị được đấu nối vào vị trí Km .... tuyến đường .... để thực hiện .... (nêu rõ lý do để thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và/hoặc mục đích khác...).
Tài liệu kèm theo là một, một số hoặc toàn bộ các tài liệu (nếu có): Quyết định duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư nút giao đấu nối vào đường cao tốc/ đường..., thiết kế nút giao đấu nối vào đường cao tốc/ đường... và các tài liệu khác liên quan đến nút giao đấu nối.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
Địa chỉ liên hệ: …………………… Số điện thoại: …………………..
Xem chi tiết...
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận vị trí đấu nối |
*Trên đây là mẫu văn bản đề nghị chấp thuận vị trí đấu nối mới nhất 2025!
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận vị trí đấu nối theo Nghị định 165 mới nhất 2025 quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Kết nối các tuyến đường bộ hiện hữu đang khai thác với dự án xây dựng đường bộ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định kết nối các tuyến đường bộ hiện hữu đang khai thác với dự án xây dựng đường bộ được thực hiện như sau:
- Đường hiện hữu đang khai thác được kết nối giao thông với dự án xây dựng đường bộ thông qua đường gom, đường bên, đường nhánh theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CP;
- Trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CP, đường hiện hữu đang khai thác được đấu nối vào dự án đường bộ khi đường hiện hữu đáp ứng một hoặc các quy định sau: đường hiện hữu cùng hoặc thuộc cấp quản lý cao hơn; đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CP; bảo đảm khoảng cách các vị trí đấu nối quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 165/2024/NĐ-CP;
- Trường hợp đấu nối trực tiếp đường hiện hữu đang khai thác vào dự án xây dựng đường bộ nhưng không bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì việc kết nối với dự án xây dựng đường bộ phải thông qua đường gom, đường bên, đường nhánh đã xây dựng;
- Việc thực hiện xây dựng, cải tạo nút giao đấu nối quy định tại điểm b khoản 4 Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CP, nút giao đường nhánh đấu nối vào dự án xây dựng đường bộ quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CPđược thực hiện trong dự án xây dựng đường bộ.
Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc như sau:
(1) Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc ngoài đô thị được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng phù hợp quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
(2) Trường hợp bổ sung vị trí nút giao đấu nối đường khác với đường cao tốc ngoài quy định tại (1) trong giai đoạn đầu tư xây dựng đường cao tốc, giai đoạn khai thác đường cao tốc thì phải bảo đảm:
- Đường khác đề nghị đấu nối với đường cao tốc có trong quy hoạch được duyệt;
- Khoảng cách điểm đấu nối, quy mô nút giao đấu nối phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc.
(3) Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bổ sung vị trí đấu nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý đối với trường hợp quy định tại (2).
(4) Cơ quan, tổ chức đề nghị đấu nối vào đường cao tốc quy định tại (2) nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị theo một trong các hình thức trực tiếp, thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính quy định tại (3). Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị đấu nối vào đường cao tốc (bản chính) theo Mẫu số 01 Phụ lục VI kèm theo Nghị định 165/2024/NĐ-CP;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: chủ trương đầu tư nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc, thiết kế nút giao đấu nối vào đường cao tốc (nếu có).
(5) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính quy định tại (3) thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả; hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp không đủ thành phần hồ sơ;
- Đối với trường hợp nộp gián tiếp, trong phạm vi 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đủ thành phần hồ sơ có văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện;
- Trường hợp phải lấy ý kiến của các cơ quan thì sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thành phần hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tiến hành lấy ý kiến. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
- Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hoặc 7 ngày sau khi nhận được ý kiến của các cơ quan (đối với trường hợp phải lấy ý kiến), cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tiến hành kiểm tra nếu đủ điều kiện thì có văn bản chấp thuận nút giao đấu nối vào đường bộ theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định 165/2024/NĐ-CP. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(6) Vị trí đấu nối đường khác trong đô thị với đường cao tốc đô thị được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Tuyến đường kết nối vào đường cao tốc đô thị theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc đô thị được duyệt.
(7) Đối với đường chính quy hoạch thành đường cao tốc, sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng thành đường cao tốc, các tuyến đường bộ trước đây đấu nối vào đường chính được kết nối giao thông với đường cao tốc thông qua đường gom, đường bên của đường cao tốc hoặc đường khác để kết nối vào nút giao của đường cao tốc.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 63 tỉnh thành của Việt Nam mới nhất 2025? Có sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126 không?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một lễ hội của quê hương? Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội?
- Chiều rộng phần đất bảo vệ đường dẫn xuống bến phà cầu phao được xác định như thế nào theo Nghị định 165?
- Lời chúc hay dành cho bác sĩ ngày 27 2? Lời cảm ơn bác sĩ hay nhất 27 2? Lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam cho bác sĩ?
- Viết bài văn biểu cảm về bố ngắn gọn? Bài văn biểu cảm về bố lớp 7? Nhiệm vụ học sinh lớp 7 là gì?