Mẫu văn bản chấp thuận đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?
- Mẫu văn bản chấp thuận đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
- Việc phê duyệt đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải thực hiện thế nào?
- Hồ sơ đăng ký chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được quy định thế nào?
Mẫu văn bản chấp thuận đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Trong thời gian tới, mẫu văn bản chấp thuận đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BGTVT như sau:
Tải mẫu văn bản chấp thuận đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải Tại đây.
Mẫu văn bản chấp thuận đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?
Việc phê duyệt đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải thực hiện thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình
1. Đối với phê duyệt Đề cương chi tiết
a) Trường hợp cơ quan trình Đề cương chi tiết là các Cục:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình dự thảo Đề cương chi tiết, cơ quan tham mưu trình xem xét, nghiên cứu, trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận Đề cương chi tiết. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do, hướng giải quyết;
b) Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo đồng thời là cơ quan tham mưu trình: cơ quan tham mưu trình soạn thảo Đề cương chi tiết trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận theo thời gian quy định trong Chương trình;
c) Mẫu văn bản chấp thuận Đề cương chi tiết quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo như quy định trên thì trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi cơ quan tham mưu trình nhận được văn bản trình đề cương chí tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải thì phải nghiên cứu, xem xét và trình thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận đề cương chi tiết. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo đồng thời là cơ quan tham mưu trình: cơ quan tham mưu trình soạn thảo Đề cương chi tiết trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận theo thời gian quy định trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải.
Hồ sơ đăng ký chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký Chương trình
1. Hồ sơ đăng ký xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý, sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; mục tiêu, nội dung chính của văn bản; chính sách cơ bản và các giải pháp để thực hiện; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành; thời gian dự kiến trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
c) Các thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính;
d) Đề cương dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Bản dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham mưu trình, cơ quan phối hợp, Thứ trưởng phụ trách, cơ quan ban hành, thời gian trình đề cương chi tiết, thời gian trình dự thảo văn bản (theo từng cấp);
e) Tài liệu khác (nếu có).
2. Đối với các văn bản phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này, sau khi có Nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì tham mưu trình gửi đăng ký về Vụ Pháp chế theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này để cập nhật nhiệm vụ xây dựng văn bản vào Chương trình.
Theo đó, hồ sơ sơ đăng ký chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải gồm cái tài liệu như sau:
- Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý, sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; mục tiêu, nội dung chính của văn bản; chính sách cơ bản và các giải pháp để thực hiện; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành; thời gian dự kiến trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Các thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính;
- Đề cương dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- Bản dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham mưu trình, cơ quan phối hợp, Thứ trưởng phụ trách, cơ quan ban hành, thời gian trình đề cương chi tiết, thời gian trình dự thảo văn bản (theo từng cấp);
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?