Mẫu tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP? Tải mẫu tờ khai tại đâu?
- Mẫu tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP?
- Việc xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
- Trình tự, thủ tục ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
- Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế được quy định như thế nào tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP?
Mẫu tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP?
Mẫu tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp được quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp tại đây.
Mẫu tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP?
Việc xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Việc xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 5 Điều 65 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về việc xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
- Người đại diện sở hữu công nghiệp phải làm thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp khi không còn đáp ứng điều kiện hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp gồm các tài liệu sau đây:
+ Tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp làm theo Mẫu số 09 tại Phụ lục V Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
+ Tài liệu chứng minh người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không đáp ứng điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hoặc các tài liệu khác).
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
+ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ theo trình tự như đối với thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về việc ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:
- Cá nhân đủ điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện ở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận là người đại diện sở hữu công nghiệp trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định tại khoản này và phải nộp phí, lệ phí theo quy định.
- Hồ sơ yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp do cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đứng tên, gồm 01 bộ tài liệu như sau:
+ Tờ khai yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 06 tại Phụ lục V Nghị định 65/2023/NĐ-CP, trong đó điền đầy đủ thông tin về cá nhân và tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nơi cá nhân hành nghề.
+ Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đối với cá nhân (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực).
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ theo trình tự như đối với thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế được quy định như thế nào tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP?
Tại Điều 11 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế.
Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế được quy định như sau:
- Trong trường hợp điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên có quy định về thừa nhận, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên khác được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam.
Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong phạm vi, thời hạn phù hợp với quy định của điều ước quốc tế và không phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Bộ Khoa học và Công nghệ công bố mọi thông tin cần thiết liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?