Mẫu Tờ khai đăng ký thiết bố trí mạch tích hợp bán dẫn mới nhất? Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn như thế nào?
Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn như thế nào?
Theo Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Điều 68. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ
Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính nguyên gốc;
2. Có tính mới thương mại.”
Theo đó, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ khi vừa có tính nguyên gốc, vừa có tính thương mại.
Tính nguyên gốc của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được quy định tại Điều 70 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
- Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
+ Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
- Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Tính thương mại của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được quy định tại Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
- Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
- Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
- Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại khoản 2 Điều này là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
Mẫu Tờ khai đăng ký thiết bố trí mạch tích hợp bán dẫn mới nhất? Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn như thế nào?
Trường hợp nào sẽ không được đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn?
Theo Điều 69 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các trường hợp không bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn như sau:
“Điều 69. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:
1. Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
2. Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.”
Theo đó, khi thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì sẽ không được đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí.
Mẫu đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hiện nay được quy định thế nào?
Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được thực hiện theo mẫu số 02-TKBT Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN như sau:
Tải Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?