Mẫu Tờ khai đăng ký tàu biển mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm thời cho tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam gồm những gì?
Mẫu Tờ khai đăng ký tàu biển mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Tờ khai đăng ký tàu biển là Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Tờ khai đăng ký tàu biển:
Tải Mẫu Tờ khai đăng ký tàu biển: Tại đây.
Mẫu Tờ khai đăng ký tàu biển mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm thời cho tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm thời cho tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục cấp Giấy phép tạm thời cho tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam
1. Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam:
a) Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam mua tàu biển của tổ chức, cá nhân nước ngoài, do Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện của Việt Nam) cấp 01 bản chính theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam chỉ có hiệu lực cho 01 hành trình cụ thể của tàu biển đó và chỉ có giá trị sử dụng từ khi được cấp cho đến khi tàu biển về đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký đối với trường hợp tàu biển đã qua sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với trường hợp nhận tàu đóng mới ở nước ngoài để đưa tàu về Việt Nam (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển hiện có (bản sao có chứng thực);
e) Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có (bản sao có chứng thực);
g) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
h) Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
...
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm thời cho tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam gồm có:
- Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP.
- Giấy chứng nhận xóa đăng ký đối với trường hợp tàu biển đã qua sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- Biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với trường hợp nhận tàu đóng mới ở nước ngoài để đưa tàu về Việt Nam (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
- Giấy chứng nhận dung tích tàu biển hiện có (bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có (bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
- Lập và quản lý Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
- Lưu trữ và quản lý hồ sơ; tổng hợp, thống kê, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển, cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm.
- Thống nhất quản lý việc in ấn, phát hành các mẫu sổ đăng ký, hồ sơ, giấy tờ sử dụng trong công tác đăng ký tàu biển; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký tàu biển theo quy định.
- Thông báo thông tin cụ thể trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam về địa chỉ, tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển để tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc gửi hồ sơ qua đường bưu chính và nộp phí, lệ phí theo quy định bằng hình thức chuyển khoản thông qua hệ thống dịch vụ của ngân hàng.
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, quy định của Nghị định 171/2016/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan cửa pháp Luật; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký tàu biển theo hình thức thủ tục trực tuyến.
- Thực hiện việc đăng ký thế chấp tàu biển theo các quy định của pháp Luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp Luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?