Mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
- Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Những hạn chế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm những hạn chế gì?
- 3 Dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm những dạng nào?
- Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung gì?
Mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hiện nay được quy định tại Thông tư 16/2016/BKHCN như sau:
Tải mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại đây.
Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định chung về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:
- Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
- Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).
Mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Những hạn chế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm những hạn chế gì?
Tại Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về việc hạn chế, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:
- Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
- Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
- Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
- Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
3 Dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm những dạng nào?
Tại Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về 3 dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
- Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.
- Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác.
- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.
Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung gì?
Tại Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nội dung sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:
- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
+ Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
+ Dạng hợp đồng;
+ Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
+ Thời hạn hợp đồng;
+ Giá chuyển giao quyền sử dụng;
+ Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:
+ Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;
+ Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;
+ Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.
- Các điều khoản trong hợp đồng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 mặc nhiên bị vô hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết 03 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm chuẩn Hướng dẫn 25 và Hướng dẫn 12 chi tiết nhất?
- Tải về mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ 25/12/2024 ra sao?
- Tải mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Ngày 4 1 là ngày gì? 4 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?