Mẫu Thông báo đòi nợ quá hạn chuẩn quy định 2024 giành cho công ty, doanh nghiệp như thế nào?

Mẫu Thông báo đòi nợ quá hạn chuẩn quy định 2024 giành cho công ty, doanh nghiệp như thế nào?

Mẫu Thông báo đòi nợ quá hạn chuẩn quy định 2024 giành cho công ty, doanh nghiệp như thế nào?

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc quản lý công nợ là một phần không thể thiếu để duy trì tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.

Một trong những công cụ quan trọng giúp các công ty, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ này là thông báo đòi nợ quá hạn. Thông báo đòi nợ quá hạn không chỉ giúp công ty, doanh nghiệp thu hồi nợ mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp và nghiêm túc trong việc quản lý tài chính.

Dưới đây là mẫu Thông báo đòi nợ quá hạn chuẩn quy định 2024 giành cho công ty, doanh nghiệp:

Mẫu Thông báo đòi nợ quá hạn chuẩn quy định 2024

>> Mẫu Thông báo đòi nợ quá hạn chuẩn quy định 2024 (Mẫu số 1): Tải về

>> Mẫu Thông báo đòi nợ quá hạn chuẩn quy định 2024 (Mẫu số 2): Tải về

Mẫu Thông báo đòi nợ quá hạn chuẩn quy định 2024 giành cho công ty, doanh nghiệp như thế nào?

Mẫu Thông báo đòi nợ quá hạn chuẩn quy định 2024 giành cho công ty, doanh nghiệp như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ của doanh nghiệp Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ ra sao?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quy định về nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ của doanh nghiệp Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ như sau:

(1) Các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nợ (bao gồm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả); xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân (Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, cá nhân khác có liên quan) trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản nợ; đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng theo quy định của Nghị định 206/2013/NĐ-CP.

(2) Đối với các khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng trả nợ, trước hết, doanh nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng theo quy định và tự tìm mọi biện pháp xử lý thu hồi nợ, cùng chia sẻ khó khăn giữa chủ nợ, khách nợ để xử lý thông qua các hình thức khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, mua bán nợ; trường hợp vượt quá khả năng và thẩm quyền xử lý, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ giải quyết.

(3) Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả bằng ngoại tệ, thực hiện quy đổi sang đồng Việt Nam tại thời điểm hạch toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư nợ ngoại tệ phải thu, phải trả cuối năm tài chính được xử lý theo quy định, của Bộ Tài chính.

(4) Các doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi được xử lý ngay các khoản nợ tồn đọng phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

(5) Các giải pháp về xử lý nợ phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở tổ chức sắp xếp, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp để có nguồn trả nợ nhằm lành mạnh hóa và ổn định lâu dài tình hình tài chính doanh nghiệp theo nguyên tắc nợ doanh nghiệp tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.

(6) Định kỳ 06 tháng và kết thúc năm tài chính, cùng với việc lập và nộp báo cáo tài chính, báo cáo giám sát, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện báo cáo chủ sở hữu về tình hình quản lý và thu hồi nợ, xử lý nợ tồn đọng, khả năng và tình hình thanh toán nợ theo quy định tại Nghị định 206/2013/NĐ-CP.

Khi nào nợ không có khả năng thu hồi được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp Nhà nước?

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
...
2. Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ; định kỳ đối chiếu công nợ.
...
5. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Đối với nguyên nhân chủ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan. Đối với nguyên nhân khách quan, Hội đồng thành viên, Ban điều hành doanh nghiệp và các phòng ban có liên quan phải xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xác nhận; nếu xác định các khoản nợ này có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi; nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều này, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và có các biện pháp để thu hồi nợ, nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ đi các chi phí liên quan, doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.
...

Doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ.

Đối với nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý theo quy định tại khoản 5 nêu trên thì doanh nghiệp vẫn phải theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và có các biện pháp để thu hồi nợ.

Nếu như thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ đi các chi phí liên quan, doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

Nợ quá hạn
Quản lý nợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Thông báo đòi nợ quá hạn chuẩn quy định 2024 giành cho công ty, doanh nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ ít nhất mấy lần trong một tháng? Trường hợp nào phải điều chỉnh kết quả phân loại?
Pháp luật
Thế nào là nợ đã xử lý? Nợ đã xử lý bao gồm những khoản nợ nào theo quy định về tiêu thức phân loại tiền thuế nợ?
Pháp luật
Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc khi khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận đúng không?
Pháp luật
Nợ quá hạn khoản vay ngân hàng thì phải chịu trách nhiệm gì? Nợ quá hạn mà bây giờ trả thì có bị phạt gì không?
Pháp luật
Nợ quá hạn không thanh toán thì ngân hàng sẽ xử lý như thế nào? Nợ quá hạn không thanh toán thì tài sản thế chấp xử lý ra sao?
Pháp luật
Đối với khoản nợ vay có kỳ hạn trả nợ bị quá hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán toàn bộ khoản nợ thì TCTD sẽ thu hồi nợ thế nào?
Pháp luật
Mẫu Thông báo chuyển nợ quá hạn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mới nhất? Tải Mẫu Thông báo ở đâu?
Pháp luật
Chuyển nợ quá hạn đối với người lao động trong trường hợp nào? Tải Mẫu Thông báo chuyển nợ quá hạn mới nhất?
Pháp luật
Trình tự thực hiện theo dõi, đôn đốc nợ quá hạn chưa quá 90 ngày được Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nợ quá hạn
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
2,756 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nợ quá hạn Quản lý nợ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nợ quá hạn Xem toàn bộ văn bản về Quản lý nợ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào