Mẫu Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mới nhất theo quy định hiện hành?
Trường hợp nào sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành?
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch 2017 quy định về các trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành như sau:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
- Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này;
- Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
- Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
- Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật
- Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
- Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
- Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Mẫu Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mới nhất theo quy định hiện hành?
Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành khi doanh nghiệp giải thể được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành:
- Trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp;
- Trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc bị giải thể, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp; Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp; Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định giải thể của Tòa án trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp;
- Trường hợp doanh nghiệp phá sản, hồ sơ gồm: quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản kèm theo giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.
(2) Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
(3) Hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
- Sau 60 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ; trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiền ký quỹ do tòa án quyết định theo quy định của pháp luật về phá sản.
Theo đó, tùy vào tình trạng doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh lữ hành theo trường hợp nào thì sẽ cần chuẩn bị thành phần hồ sơ theo trường hợp đó. Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.
Sau 60 ngày kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu rú tiền ký quỹ. Nếu doanh nghiệp phá sản thì tiền ký quỹ sẽ do Tòa án quyết định.
Mẫu đơn đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh được quy định như thế nào?
Đơn đề nghị chấm dứt kinh doanh hoạt động lữ hành được thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL như sau:
Tải mẫu Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?