Mẫu thẻ tư vấn viên pháp luật mới nhất và quy định khi sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật ra sao?
- Mẫu thẻ tư vấn viên pháp luật mới nhất và quy định khi sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật ra sao?
- Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp trong trường hợp nào?
- Thẻ tư vấn viên pháp luật bị hư hỏng thì có được cấp lại không?
- Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi thì tư vấn viên pháp luật có bị thu hồi Thẻ tư vấn viên không?
Mẫu thẻ tư vấn viên pháp luật mới nhất và quy định khi sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật ra sao?
Mẫu thẻ tư vấn viên pháp luật mới nhất và quy định khi sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật mới nhất ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP như sau:
>> Tải Mẫu thẻ tư vấn viên pháp luật: Tải
Mẫu quy định sử dụng thẻ:
- Đeo thẻ khi làm việc;
- Xuất trình thẻ khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;
- Cấm sử dụng thẻ vì mục đích cá nhân hoặc trục lợi;
- Bảo quản, giữ gìn thẻ cẩn thận, không tẩy xóa, làm hỏng; không cho người khác mượn thẻ;
- Mất thẻ phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu thẻ tư vấn viên pháp luật mới nhất và quy định khi sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật ra sao?
Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp trong trường hợp nào?
Tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật chỉ được làm việc cho một Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một Chi nhánh. Tư vấn viên pháp luật có thể đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải bảo đảm công việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn pháp luật.
2. Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp theo đề nghị của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc của Chi nhánh trong trường hợp Trung tâm, Chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động hoặc bổ sung tư vấn viên pháp luật.
Như vậy, theo quy định, thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp theo đề nghị của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc của Chi nhánh trong trường hợp Trung tâm, Chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động hoặc bổ sung tư vấn viên pháp luật.
Thẻ tư vấn viên pháp luật bị hư hỏng thì có được cấp lại không?
Tại Điều 16 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định như sau:
Cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật
1. Trong trường hợp Thẻ tư vấn viên pháp luật bị mất hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, thì tư vấn viên pháp luật nộp cho Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh nơi mình làm việc 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật, gồm có:
a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, trong đó có xác nhận của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh về tình trạng của Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Hai ảnh chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
c) Thẻ tư vấn viên pháp luật cũ (trong trường hợp Thẻ bị hư hỏng).
2. Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật cho Sở Tư pháp.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người có yêu cầu.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp thẻ tư vấn viên pháp luật bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được thì được cấp lại thẻ.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật, gồm có:
(1) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, trong đó có xác nhận của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh về tình trạng của Thẻ tư vấn viên pháp luật;
(2) Hai ảnh chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
(3) Thẻ tư vấn viên pháp luật cũ (trong trường hợp Thẻ bị hư hỏng).
Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi thì tư vấn viên pháp luật có bị thu hồi Thẻ tư vấn viên không?
Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật như sau:
Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật
...
2. Người đã được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này;
b) Được tuyển dụng làm công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
c) Có hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị nghiêm cấm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Sở Tư pháp, nơi có Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh mà người có Thẻ tư vấn viên pháp luật đang làm việc, thực hiện việc thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm tổ chức tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn pháp luật thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
b) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi;
c) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
d) Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc, tiết lộ thông tin về vụ việc, về cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
...
Theo quy định trên, người đã được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật nếu lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi thì có thể bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?