Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở; sổ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ) và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng mới nhất?
Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở như thế nào?
Theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở như sau:
Ghi mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở như thế nào?
Theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 hướng dẫn ghi mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở căn cứ và phương pháp ghi sổ như sau:
- Căn cứ ghi sổ là các phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có,...
- Cột A: Ghi thứ tự các chứng từ ghi vào sổ.
- Cột B: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột C, D: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (Giấy báo Nợ, báo Có).
- Cột E: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ.
- Cột 1 - mã số 10: Ghi số tài chính công đoàn tích lũy kỳ trước chuyển sang kỳ này vào ngày đầu tiên của kỳ kế toán theo quy định, số liệu ghi vào cột 1 là cột 23 số dư cuối kỳ trước (tại thời điểm 31/12 năm trước liền kề). Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số dư bên Có tài khoản 4316 tại thời điểm kết thúc năm trước liền kề.
- Cột 2 - mã số 22: Căn cứ vào số tiền đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng góp cho công đoàn cơ sở. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Có tài khoản 337861 được áp mục 22.
- Cột 3 - mã số 23: Căn cứ vào số tiền kinh phí công đoàn doanh nghiệp đã chuyển cho công đoàn cơ sở (đối với trường hợp CĐCS được phân cấp thu kinh phí công đoàn). Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Có tài khoản 337862 được áp mục 23.
- Cột 4 - mã số 24: Căn cứ vào số tiền mà ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho công đoàn cơ sở. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Có tài khoản 5118 hoặc 5168 và được áp mục 24.
- Cột 5 - mã số 25.01: Căn cứ vào số tiền mà doanh nghiệp, đơn vị đã hỗ trợ cho công đoàn cơ sở. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Có tài khoản 5168 và được áp mục 25.01.
- Cột 6 - mã số 25.02: Căn cứ vào số tiền thu khác ngoài các nội dung trên như thu lãi tiền gửi, ... Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Có tài khoản 5168 và được áp mục 25.02.
- Cột 7: Cộng thu = cột (2+3+4+5+6)
- Cột 8 - mã số 28.01: Ghi số tiền thực thu kinh phí công đoàn do Công đoàn cấp trên cấp trả theo phân phối của Tổng Liên đoàn cho đơn vị trong kỳ. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Có tài khoản 337863 được áp mục 28.01
- Cột 9 - mã số 28.02: Ghi số tiền thực thu do Công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ cho đơn vị trong kỳ. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Có tài khoản 4316 được áp mục 28.02.
- Cột 10 - mã số 40: Ghi số tiền thực thu do sáp nhập CĐCS chuyển đến đơn vị trong kỳ. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Có tài khoản 4316 được áp mục 40.
- Cột 11: Tổng cộng thu = cột (7+8+9+10)
-Cột 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 - (Mã số 31, 32, 33, 34.01, 34.02, 34.03, 37) Căn cứ vào các phiếu chi và nội dung chi của tài chính công đoàn cơ sở để ghi vào sổ S82 của công đoàn cơ sở tương ứng với mục lục sổ thu chi. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Nợ trên tài khoản 6113 được áp mục theo mục lục chi tương ứng.
- Cột 19. Cộng chi = Cột (12 + 13 + 14 + 15 + 16 + 17 + 18).
- Cột 20 - mã số 39: ĐPCĐ, KPCĐ nộp cấp quản lý trực tiếp căn cứ và số tiền đã thực nộp cho công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp về đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn trong kỳ báo cáo. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Nợ trên tài khoản 33881 được áp mục 39.
- Cột 21 - mã số 42: Bàn giao tài chính công đoàn: Căn cứ vào số tiền đã bàn giao về cho công đoàn khác theo biên bản bàn giao. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là sổ phát sinh bên Nợ tài khoản 4316 được áp mục 42.
- Cột 22: Tổng cộng chi = Cột (19+20+21).
- Cột 23 - mã số 50: Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ = cột (1)+ cột (11) - cột (22). Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số dư bên Có tài khoản 4361.
- Cột 24 - mã số 60: ĐPCĐ, KPCĐ phải nộp cấp trên trực tiếp: Kinh phí phải nộp cấp quản lý trực tiếp căn cứ vào số tiền đã thực nộp cho công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp về đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn trong kỳ báo cáo và phần chênh lệch giữa tổng số đã nộp cấp trên và số phải nộp cấp trên theo tỷ lệ phân phối của Tổng Liên đoàn. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là tổng số phát sinh bên Nợ trên tài khoản 33881 được áp mục 60.
Như vậy, phương pháp ghi mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được quy định như trên.
Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở; sổ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ) và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng như thế nào?
Mẫu sổ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ) và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng như thế nào?
Theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 sổ theo dõi TSCĐ (tài sản cố định) và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng quy định như sau:
Ghi sổ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ) và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng như thế nào?
Theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 căn cứ và phương pháp ghi sổ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ) và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng như sau:
- Sổ được mở cho từng phòng, ban, bộ phận trong đơn vị (nơi sử dụng), dùng cho từng đơn vị sử dụng và lập thành hai bộ, một bộ lưu bộ phận kế toán, một bộ lưu tại đơn vị sử dụng TSCĐ, công cụ, dụng cụ.
- Mỗi loại TSCĐ và loại công cụ, dụng cụ hoặc nhóm công cụ, dụng cụ được ghi 1 trang hoặc 1 số trang.
- Sổ có hai phần: Phần ghi tăng, phần ghi giảm.
Căn cứ vào các biên bản giao nhận TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ, các Phiếu xuất, Giấy báo hỏng công cụ, dụng cụ; Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ hoặc Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ,... để ghi vào sổ.
Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (như Biên bản giao nhận TSCĐ, Phiếu xuất kho...).
Cột D: Ghi tên TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ; mỗi TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ ghi 1 dòng.
Cột 1: Ghi đơn vị tính.
- Trong phần ghi tăng TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ:
Cột 2: Số lượng TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ được giao quản lý, sử dụng.
Cột 3: Ghi đơn giá của TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ xuất dùng.
Cột 4: Ghi giá trị của từng TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ xuất dùng (cột 4 = cột 2 x cột 3).
- Trong phần ghi giảm TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ:
Cột E: Ghi rõ lý do giảm.
Cột 5: Số lượng TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ ghi giảm.
Cột 6: Ghi nguyên giá (đơn giá) của từng TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ.
Cột 7: Ghi nguyên giá (giá trị) của từng TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ (cột 7 = cột 6 x cột 5).
Như vậy, phương pháp ghi sổ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ) và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?