Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên có dạng như thế nào? Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong sử dụng lao động chưa thành niên ra sao?
Mẫu sổ theo dõi Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên có dạng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định mẫu sổ theo dõi Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên như sau:
Tải mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên: Tại đây
Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên có dạng như thế nào? Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong sử dụng lao động chưa thành niên ra sao?
Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên ra sao? Người chưa thành niên có thời giờ làm việc bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
Theo đó, lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Theo đó, người sử dung lao động chưa thành niên phải tuân thủ theo nguyên tắc trên.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo như quy định trên, thời gian làm việc của người chưa thành niên như sau:
- Đối với người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong sử dụng lao động chưa thành niên ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và thường xuyên cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi.
2. Tôn trọng, lấy ý kiến của người chưa thành niên về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn cho người chưa thành niên tại nơi làm việc.
4. Trong trường hợp sức khỏe người chưa thanh niên không còn phù hợp với công việc thì phải thông báo cho người chưa thành niên, đối với trường hợp người chưa đủ 15 tuổi thì đồng thời phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của người đó.
5. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ trẻ em.
Theo đó, người sử dụng lao động khi sử dụng lao động cần phải thực hiện các trách nhiệm theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn chi thưởng định kỳ hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 73?
- TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- 28 Tết Âm lịch Ất Tỵ là ngày mấy, thứ mấy dương lịch? Những cá nhân, hộ gia đình nào phải thực hiện treo cờ Tết Âm lịch Ất Tỵ?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Đảng ủy cơ sở? Tải về mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại?
- Quỹ tiền thưởng hằng năm theo Nghị định 73 bằng bao nhiêu của tổng quỹ tiền lương? Hướng dẫn xác định?