Mẫu phương án vay vốn của doanh nghiệp khi tham gia thực hiện dự án dược liệu quý năm 2022?
Mẫu phương án vay vốn của doanh nghiệp khi tham gia thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Hiện nay, doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án dược liệu quý nếu như có đề nghị hỗ trợ vay vốn để tham gia thực hiện dự án thì cần phải chuẩn bị phương án vay vốn tham gia thực hiện dự án dược liệu quý.
Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu phương án vay vốn tham gia thực hiện dự án dược liệu quý tại mẫu B1.6 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BYT như sau:
Tải mẫu phương án vay vốn của doanh nghiệp khi tham gia thực hiện dự án dược liệu quý: Tại đây.
Mẫu phương án vay vốn của doanh nghiệp khi tham gia thực hiện dự án dược liệu quý năm 2022?
Những tài liệu nào sẽ nộp kèm với phương án vay vốn tham gia thực hiện dự án dược liệu quý?
Căn cứ vào Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BYT đã có quy định về những tài liệu đính kèm khi nộp phương án vay vốn tham gia thực hiện dự án dược liệu quý như sau:
(1) Hồ sơ pháp lý
- Bản sao có chứng thực hoặc công chứng các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
+ Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).
+ Điều lệ của pháp nhân hoặc văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân.
+ Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
+ Văn bản/tài liệu hợp lệ xác định cổ đông, thành viên góp vốn (nếu có).
+ Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng.
- Bản gốc/bản chính văn bản của chủ sở hữu hoặc đại diện có thẩm quyền thực hiện quyền chủ sở hữu pháp nhân chấp thuận/phê duyệt cho pháp nhân vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của pháp nhân có quy định).
- Bản gốc/bản chính/bản sao có chứng thực văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật (nếu có), trong đó có nội dung ủy quyền về số tiền vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay vốn, tài sản bảo đảm.
(2) Hồ sơ về tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng
+ Bản gốc/Bản chính Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 02 năm gần nhất; hoặc tình hình tài chính quý gần nhất hoặc Báo cáo tài chính năm gần nhất đối với trường hợp thành lập dưới 02 năm.
+ Bản sao giấy tờ về tài sản bảo đảm tiền vay.
+ Bản chính kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong thời gian vay vốn.
+ Bản sao Hợp đồng kinh tế giữa khách hàng với các đối tác mua, bán hàng (nếu có).
(3) Bản sao hồ sơ đề xuất tham gia Dự án của khách hàng
Theo đó, khi nộp phương án vay vốn tham gia thực hiện dự án dược liệu quý thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những tài liệu trên để nộp kèm theo phương án vay vốn.
Doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án dược liệu quý có thể đề nghị hỗ trợ những nội dung nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 12 Thông tư 10/2022/TT-BYT quy định về những nội dung mà cơ sở sản xuất kinh doanh tại nơi triển khai thực hiện dự án dược liệu quý có thể đề nghị hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, ưu tiên hỗ trợ các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu.
- Hỗ trợ đầu tư các khu, vùng nuôi trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông kết nối đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước để phục vụ dự án phát triển vùng nguyên liệu.
- Hỗ trợ kinh phí đầu tư để cải tạo xây dựng cơ sở chế biến dược liệu quý để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.
- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở bảo quản dược liệu quý gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học, hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và thiết bị.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ.
- Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh.
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng.
- Hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm.
- Nhà nước hỗ trợ chi phí sản xuất giống gốc và chi phí sản xuất giống thương phẩm đối với các dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?