Mẫu phiếu tiếp nhận phản ánh, kiến nghị qua điện thoại về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải từ 15/9/2022?
Mẫu phiếu tiếp nhận phản ánh, kiến nghị qua điện thoại về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về mẫu phiếu tiếp nhận phản ánh, kiến nghị qua điện thoại như sau:
Như vậy, nội dung mẫu phiếu tiếp nhận phản ánh, kiến nghị qua điện thoại được quy định như trên.
Xem nội dung phiếu tiếp nhận phản ánh, kiến nghị qua điện thoại: Tại Đây
Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về hình thức phản ánh, kiến nghị và yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị đối với yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại như sau:
"Điều 6. Hình thức phản ánh, kiến nghị và yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị
...
3. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại
a) Cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại qua số điện thoại đường dây nóng 024.32151184 (trường hợp phản ánh, kiến nghị từ nước ngoài, gọi theo số 0084.2432151184) của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Bộ Giao thông vận tải;
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
c) Trình bày rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;
d) Thông báo tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị."
Như vậy, yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại được quy định như trên.
Mẫu phiếu tiếp nhận phản ánh, kiến nghị qua điện thoại về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải từ 15/9/2022? (Hình từ internet)
Trách nhiệm, quy trình và hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 20/2008/NĐ-CP được quy định như sau;
"Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định.
2. Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
3. Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận."
Căn cứ Điều 14 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (điểm e khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định về quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước như sau:
"Điều 14. Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước
1. Đối với phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải xử lý theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định.
2. Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải tuân thủ quy trình sau:
a) Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung có liên quan (nếu thấy cần thiết).
b) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
- Phản ánh, kiến nghị chưa đủ cơ sở xem xét xử lý, cần tiếp tục tập hợp để nghiên cứu;
- Phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở để xem xét xử lý.
c) Đối với phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở xem xét xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý phải tiến hành xem xét quy định hành chính được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau:
- Sự cần thiết;
- Tính hợp lý, hợp pháp;
- Tính đơn giản, dễ hiểu;
- Tính khả thi;
- Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác;
- Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
d) Quyết định xử lý.
đ) Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
e) Tổ chức lưu giữ hồ sơ về phản ánh, kiến nghị đã được xử lý theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời lưu vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị”."
Như vậy, quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể như trên.
Căn cứ Điều 15 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị như sau:
"Điều 15. Hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị lựa chọn một trong các hình thức sau để xử lý:
1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ quy định hành chính theo thẩm quyền.
2. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ quy định hành chính không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
3. Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quy định hành chính mới phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước."
Như vậy, quy trình và hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước được quy định như trên.
Thông tư 18/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?