Mẫu phiếu Phó hiệu trưởng tự đánh giá năm 2024 mới nhất? Tiêu chuẩn đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng ra sao?
Tiêu chuẩn đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng ra sao?
Xem thêm: Minh chứng đánh giá Hiệu trưởng năm 2024 theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
Xem thêm: Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non năm 2024
Xem thêm: Hướng dẫn viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức quản lý năm 2024
Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4529/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 nêu rõ đánh giá Phó hiệu trưởng theo chuẩn Phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được dựa trên 05 tiêu chuẩn, cụ thể như sau:
(1) Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp
Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.
- Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp
- Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường
- Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
(2) Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường
Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.
- Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường
- Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh
- Tiêu chí 6. Quản trị nhân sự nhà trường
- Tiêu chí 7. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường
- Tiêu chí 8. Quản trị tài chính nhà trường
- Tiêu chí 9. Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường
- Tiêu chí 10. Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường
(3) Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường
- Tiêu chí 11. Xây dựng văn hóa nhà trường
- Tiêu chí 12. Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường
- Tiêu chí 13. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
(4) Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội
Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường
- Tiêu chí 14. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
- Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
- Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường
(5) Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường
- Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ
- Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin
Xem thêm: Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 20
Mẫu phiếu Phó hiệu trưởng tự đánh giá năm 2024 mới nhất? Tiêu chuẩn đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng ra sao?
Mẫu phiếu Phó hiệu trưởng tự đánh giá năm 2024 mới nhất thế nào?
Mẫu phiếu Phó hiệu trưởng tự đánh giá năm 2024 mới nhất là Biểu mẫu 01. quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4529/BGĐĐT-NGCBQLGD năm 2018 để đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Tải về mẫu phiếu Phó hiệu trưởng tự đánh giá năm 2024 mới nhất
Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Phụ lục III hướng dẫn mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, có quy định Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần đáp ứng những yêu cầu như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; - Phó hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CPhoặc thuộc đối tượng quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT thì không xét đến yêu cầu về trình độ đào tạo. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học được giao quản lý (theo quy định); |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); - Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học được giao quản lý; - Đạt chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan; - Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; tạo dựng được uy tín cá nhân; - Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường; - Có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. |
Các yêu cầu khác | - Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục phổ thông và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao; - Thuyết phục, huy động được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục phổ thông tham gia xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục phổ thông; - Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của cơ sở giáo dục phổ thông, xây dựng được tầm nhìn chiến lược kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục phổ thông theo từng giai đoạn hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục; - Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?