Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người năm 2022?

Cho tôi hỏi về mẫu phiếu đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học; cao đẳng như thế nào? Đối tượng nào được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quyết định của hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo? Cảm ơn!

Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người?

Căn cứ Phụ lục IV phiếu đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2022 ban hành kèm Công văn 2598/BGDĐT-GDĐH năm 2022 như sau:

Như vậy, mẫu phiếu đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người được quy định như trên.

Tải mẫu phiếu đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người: Tại Đây

Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học; cao đẳng đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người và có nơi thường trú từ 3 năm trở lên?

Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người năm 2022? (Hình từ internet)

Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quyết định của hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo?

Căn cứ điểm b, điểm c khoản 4 Điều 8 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển như sau:

"Điều 8. Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
4. Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):
...
b) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
c) Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;"

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng gồm:

- Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành

- Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo.

Phương thức tuyển sinh được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh như sau:

"Điều 6. Phương thức tuyển sinh
1. Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
2. Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.
3. Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):
a) Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn;
b) Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển;
c) Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).
4. Đối với một ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển:
a) Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý; không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau;
b) Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.
5. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó"

Như vậy, phương thức tuyển sinh được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào