Mẫu Phiếu bổ sung lý lịch viên chức mới nhất 2024? Viên chức thực hiện bổ sung lý lịch trong trường hợp nào?
Mẫu Phiếu bổ sung lý lịch viên chức mới nhất 2024? Tải Mẫu Phiếu bổ sung lý lịch viên chức ở đâu?
Căn cứ Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
Mẫu Phiếu bổ sung lý lịch viên chức mới nhất hiện nay là Mẫu HS03-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV.
Tải Mẫu Phiếu bổ sung lý lịch viên chức Tại đây.
Mẫu Phiếu bổ sung lý lịch viên chức mới nhất 2024? Viên chức thực hiện bổ sung lý lịch trong trường hợp nào?
Viên chức thực hiện bổ sung lý lịch trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2019/TT-BNV như sau:
Chế độ bổ sung, sửa chữa dữ liệu hồ sơ viên chức
1. Chế độ bổ sung hồ sơ viên chức
Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hồ sơ viên chức, đơn vị sử dụng viên chức hướng dẫn viên chức kê khai, bổ sung những thông tin phát sinh trong năm liên quan đến bản thân, quan hệ gia đình, xã hội theo "Phiếu bổ sung lý lịch viên chức". Viên chức phải nộp bổ sung bản sao các văn bằng, chứng chỉ được cấp trong năm (nếu có) cùng với "Phiếu bổ sung lý lịch viên chức".
Trường hợp các thông tin phát sinh do viên chức tự kê khai không đầy đủ, không chính xác hoặc có sự gian lận thì người tự kê khai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đồng thời, tại Mục 1 Công văn 4547/LĐTBXH-TCCB năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng có đề cập đến trách nhiệm của viên chức như sau:
1. Trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động
- Tháng 12 hàng năm, công chức, viên chức và người lao động phải kê khai Phiếu bổ sung lý lịch những thông tin phát sinh hoặc thay đổi có liên quan đến bản thân, quan hệ gia đình và xã hội trong năm (theo mẫu gửi kèm).
- Nộp cho bộ phận tổ chức cán bộ của đơn vị để bổ sung vào hồ sơ gốc bản sao đã được chứng thực trong thời gian 03 tháng tính đến thời điểm bổ sung: các văn bằng, chứng chỉ, tài liệu phát sinh thuộc thành phần hồ sơ theo quy định (nếu có).
- Trường hợp có các thông tin phát sinh nhưng công chức, viên chức và người lao động không kê khai hoặc có kê khai nhưng không đầy đủ, không chính xác hoặc kê khai không trung thực thì công chức, viên chức và người lao động phải chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan quản lý, sử dụng công chức, viên chức và người lao động và trước pháp luật.
Như vậy, theo các nội dung quy định trên thì viên chức phải thực hiện kê khai bổ sung lý lịch viên chức trong trường hợp có phát sinh thông tin hoặc thay đổi thông tin liên quan đến các nội dung sau:
- Thông tin của bản thân viên chức;
- Thông tin về quan hệ gia đình của viên chức;
- Thông tin về quan hệ xã hội.
Thời gian thực hiện bổ sung lý lịch viên chức là vào tháng 12 hàng năm (trước ngày 31/12).
Hồ sơ gốc của viên chức bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 07/2019/TT-BNV, hồ sơ gốc của viên chức được xác định như sau:
Xây dựng hồ sơ, thành phần hồ sơ viên chức
1. Đối với viên chức tuyển dụng lần đầu
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, đơn vị sử dụng viên chức có trách nhiệm hướng dẫn viên chức kê khai, kiểm tra, xác minh các thông tin do viên chức tự kê khai, đối chiếu với hồ sơ tuyển dụng và Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp. Người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức xác nhận, đóng dấu và nộp cho cơ quan quản lý hồ sơ viên chức để đưa vào hồ sơ quản lý. Hồ sơ này là hồ sơ gốc của viên chức.
Hồ sơ gốc bao gồm các thành phần sau đây:
a) Quyển “Lý lịch viên chức” theo mẫu HS01-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư này. Quyển “Lý lịch viên chức” phản ánh toàn diện về bản thân, các mối quan hệ gia đình, xã hội của viên chức. Quyển “Lý lịch viên chức” do viên chức tự kê khai và được đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác minh và xác nhận;
b) "Sơ yếu lý lịch viên chức" theo mẫu HS02-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư này. Sơ yếu lý lịch là tài liệu quan trọng phản ánh tóm tắt thông tin về bản thân, mối quan hệ gia đình và xã hội của viên chức. Sơ yếu lý lịch do viên chức tự kê khai hoặc do người có trách nhiệm ghi từ quyển "Lý lịch viên chức” quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và các tài liệu bổ sung khác của viên chức. Sơ yếu lý lịch viên chức được đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác minh và xác nhận;
c) Bản sao giấy khai sinh có công chứng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
d) Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp còn giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật;
e) Bản sao có công chứng các loại giấy tờ có liên quan đến trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức như: bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp các văn bằng, chứng chỉ đào tạo do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
g) Bản sao các quyết định tuyển dụng hoặc xét tuyển, tiếp nhận viên chức có công chứng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu sai phạm, nhầm lẫn về thông tin trong hồ sơ gốc của viên chức thì đơn vị sự nghiệp công lập giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hồ sơ gốc của viên chức bao gồm các giấy tờ, tài liệu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?