Mẫu mới nhất đơn xin thực tập ngành Luật ấn tượng cho sinh viên? Thực tập ngành Luật có được trả lương không?
Mẫu đơn xin thực tập ngành Luật chuyên nghiệp, ấn tượng cho sinh viên?
Tải mẫu đơn xin thực tập nguyên ngành Luật: Tại đây.
Mẫu mới nhất đơn xin thực tập ngành Luật ấn tượng cho sinh viên? Thực tập ngành Luật có được trả lương không? (Hình từ internet)
Hướng dẫn viết đơn xin thực tập chuyên Luật chuyên nghiệp cho sinh viên mới ra trường?
Sinh viên Luật mới ra trường có thể trình bày đơn xin thực tập theo các nội dung sau đây:
- Kính gửi: Điền tên đơn vị bạn có ý định xin thực tập.
- Các thông tin cá nhân sau: Họ tên; Sinh viên trường; Khoa; Chuyên ngành; Hệ đào tạo; Địa chỉ liên hệ; Số điện thoại liên lạc cần có đầy đủ và chính xác.
- Đề tài thực tập: Sinh viên cần ghi đầy đủ tên đề tài bạn muốn thực hiện ở cơ quan, doanh nghiệp thực tập để làm cơ sở xét duyệt Đơn xin thực tập.
- Thời gian thực tập: Ghi rõ số tuần bạn sẽ thực tập, cố gắng chính xác nhất, và nên ghi cụ thể ngày tháng năm bắt đầu đến ngày tháng năm kết thúc thực tập.
- Đơn vị xin thực tập: Ghi rõ tên chi nhánh, phòng ban của đơn vị bạn dự định xin thực tập, không nên ghi chung chung.
- Phần lời cam kết: Tùy theo hoàn cảnh của bản thân, đặc điểm của đơn vị thực tập, bạn có thể có những cam kết phù hợp, miễn là vẫn đảm bảo những cam kết cần thiết như chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế và chịu trách nhiệm trước những hành vi của bản thân.
- Ký tên: Cần ghi rõ cả họ và tên sau khi ký.
Khi nộp đơn xin thực tập, sinh viên nhớ mang theo các giấy tờ bao gồm: bản sao sổ hộ khẩu có công chứng, chứng thực, giấy khám sức khỏe và các bằng cấp cần thiết.
Thực tập sinh ngành Luật có được trả lương hay không?
Hiện nay, không có nội dung quy định về hợp đồng thực tập hay tiền lương trả cho sinh viên thực tập. Việc xác định lương cho sinh viên thực tập phải căn cứ vào loại hợp đồng mà chị ký kết với sinh viên thực tập.
Nếu hợp đồng giao kết là hợp đồng thử việc thì tiền lương theo quy định tại Điều 26 Bộ Luật lao động 2019:
- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Nếu tính chất của hợp đồng là hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại Điều 62 Bộ Luật lao động 2019 thì:
- Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
- Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nghề đào tạo;
+ Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
+ Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
+ Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
+ Trách nhiệm của người lao động.
- Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Theo đó, pháp luật không có nội dung quy định chi phí hỗ trợ cho người học mà sẽ dựa trên thỏa thuận giữa người đào tạo với người học đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?