Mẫu hợp đồng xây dựng nhà mới nhất năm 2024? Quy định quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng nhà như thế nào?
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở gồm những nội dung gì?
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở gồm những nội dung như sau:
Như vậy, mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở gồm những nội dung như trên.
Tải mẫu hợp đồng xây dựng nhà: Tại Đây
Cách viết hợp đồng xây dựng nhà năm 2022 như thế nào? Thực hiện quản lý hợp đồng xây dựng nhà như thế nào? (Hình từ internet)
Hợp đồng xây dựng nhà là gì?
Căn cứ Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định về hợp đồng xây dựng được quy định như sau:
Quy định chung về hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
a) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
b) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
c) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
5. Hợp đồng xây dựng phải được ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan."
Như vậy, quy định chung về hợp đồng xây dựng gồm, nguyên tắc ký kết, nguyên tắc thực hiện hợp đồng hợp đồng, ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng và ký kết hợp đồng được quy định như trên.
Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng nhà như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP quy định về việc quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng nhà như sau:
Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, các bên cần lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng xây dựng đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Tùy theo loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm:
a) Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;
b) Quản lý về chất lượng;
c) Quản lý khối lượng và giá hợp đồng;
d) Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
đ) Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.
3. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử và thông báo cho bên kia về người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng. Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi quyền hạn được quy định trong hợp đồng.
4. Tất cả các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và các ý kiến phản hồi của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng phải thực hiện bằng văn bản. Nội dung văn bản kiến nghị, đề xuất, yêu cầu cần thể hiện căn cứ, cơ sở, hiệu quả (nếu có) của các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và thời hạn trả lời theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Khi nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của một bên, bên kia phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đúng thời hạn quy định đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng, nhưng tối đa là bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Sau khoảng thời gian này nếu bên nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu không giải quyết mà không đưa ra lý do chính đáng gây thiệt hại cho bên kia, thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho bên kia (nếu có).
5. Các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng phải gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng
6. Những nội dung chưa được quy định tại Nghị định này, các bên phải căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện."
Như vậy, việc quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng nhà ở được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp thống nhất tiến độ thi công xây dựng công trình mới nhất? Tiến độ thi công xây dựng được lập khi nào?
- Mẫu Kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 mới nhất? Tải mẫu Kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Từ 01/01, cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông được hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng? Hướng dẫn cách cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông?
- Rẽ phải khi đèn đỏ năm 2025, xe máy và xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép xe?
- Năm 2025, Phụ huynh giao xe cho con không đủ tuổi lái xe máy 110cc bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?