Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở mới nhất? Tải mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở mới nhất ở đâu?
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở mới nhất? Tải mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở mới nhất ở đâu?
Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở là văn bản pháp lý quan trọng giữa Bên thuê thi công (chủ nhà) và Đơn vị thi công (nhà thầu) nhằm thống nhất các điều khoản liên quan đến việc xây dựng, sửa chữa, hoặc cải tạo nhà ở.
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở thường bao gồm các nội dung như: phạm vi công việc, tiến độ thi công, chi phí, phương thức thanh toán, trách nhiệm của các bên, và các cam kết về chất lượng công trình. Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở giúp bảo đảm quyền lợi của cả hai bên, giảm thiểu tranh chấp và duy trì tiến độ xây dựng theo kế hoạch.
Dưới đây là mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở mới nhất:
>> Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở: Tải về
*Lưu ý: Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở mới nhất? Tải mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở mới nhất ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Ai chịu trách nhiệm an toàn trong thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ?
Trách nhiệm về an toàn trong thi công xây dựng công trình được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ
...
3. Quản lý thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân:
a) Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ chức thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn trong thi công xây dựng công trình. Khuyến khích chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ chức giám sát thi công xây dựng, lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở riêng lẻ theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này việc thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
...
Như vậy, chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ là người chịu trách nhiệm về an toàn trong thi công xây dựng.
Lưu ý: Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân từ 7 tầng trở lên hoặc có từ 02 tầng hầm trở lên, việc thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
Hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ cao bao nhiêu tầng thì được tự thiết kế?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ như sau:
Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ
1. Việc quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, công trình, các công trình lân cận và môi trường xung quanh.
2. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân:
a) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân không có tầng hầm, có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ được tự tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân dưới 7 tầng hoặc có 01 tầng hầm, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện;
c) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân từ 7 tầng trở lên hoặc có từ 02 tầng hầm trở lên, hồ sơ thiết kế phải được thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấy phép xây dựng. Việc thiết kế và thẩm tra thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 quy định về yêu cầu đối với thiết kế xây dựng như sau:
Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng
...
7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Như vậy, theo các quy định trên, hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ không có tầng hầm, có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m thì được tự thiết kế.
Tuy nhiên, hộ gia đình, cá nhân có thể tự tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?
- Việc cho vay nội bộ trong hợp tác xã cần phải thông qua ai? Khung lãi suất cho vay nội bộ trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?
- Cơ chế xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân? Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản nào?